190
/
82623
Ai nên hạn chế ăn hồng giòn?
ai-nen-han-che-an-hong-gion
news

Ai nên hạn chế ăn hồng giòn?

Thứ 6, 22/11/2019 | 11:24:00
1,083 lượt xem

Phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bệnh về dạ dày, gan, thận, trĩ hoặc đang uống thuốc chữa bệnh... không nên ăn nhiều hồng giòn.

Dược sĩ dinh dưỡng Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM cho biết hồng giòn tên khoa học là Diospyros kaki, họ Thị (Ebenaceae). Loại trái này giàu glucose, fructose, sucrose, protein, carotene, vitamin C, citrulline, iốt, canxi, khoáng chất...

Hồng giòn chứa hàm lượng vitamin C cao, đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu hàng ngày với cơ thể. Vitamin C kích thích hệ thống miễn dịch, sản xuất các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus, nhiễm nấm và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Quả hồng khi chín có màu vàng, ăn giòn và có vị ngọt thanh. Ảnh: Cẩm Anh 

Trái hồng giòn, khi chưa chín hẳn có chứa hàm lượng tanin (chất làm se có vị chát) tác dụng tốt khi bị tiêu chảy, bỏng loét da, xuất huyết. Khi phối hợp với than hoạt tính và magnesium oxide còn giúp giải độc thuốc.

Tuy nhiên, khi ăn một lượng lớn tanin vào cơ thể có thể dễ dàng hấp thu qua môi gây ra các tác dụng phụ có hại như kích ứng dạ dày, buồn nôn, tổn thương gan thận, đau nửa đầu... Thậm chí nếu thường xuyên ăn với liều lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư cổ họng hoặc mũi.

Những người đang có vấn đề về dạ dày, gan, thận, mắc bệnh trĩ ăn hồng giòn dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm. Ngoài ra, tanin còn gây cản trở sự hấp thụ của chất sắt từ các loại rau trong các bữa ăn. Phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn hồng giòn.

Những người khi đang uống thuốc chữa bệnh không nên ăn các loại trái cây nhiều tanin vì sẽ giảm hiệu quả của thuốc. Để ngăn chặn sự tương tác này, mọi người không nên ăn chung hoặc ăn ngay sau khi uống thuốc, đặc biệt thuốc có chứa sắt. Tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn, không tốt cho người thiếu máu. Ngoài ra, người già và trẻ nhỏ cũng nên hạn chế ăn hồng giòn, chỉ nên ăn hai miếng nhỏ và phải nhai kỹ hoặc chọn trái hồng đã chín mềm hay sấy khô.

Dược sĩ Phụng khuyên mỗi người ăn với liều lượng vừa phải. Khi ăn nên nhai kỹ để dễ tiêu hóa, tốt nhất nên lựa những quả chín, vị ngọt, không ăn nếu thấy quả có vị chát. Không ăn lúc bụng đói, nên dùng khoảng một giờ sau ăn. Ngâm rửa thật sạch và gọt vỏ trước khi ăn, nhất là vỏ trái hồng còn xanh để tránh các loại hóa chất bảo quản và hạn chế chất tanin.

Theo VnExpress

https://vnexpress.net/suc-khoe/ai-nen-han-che-an-hong-gion-4015756.html?


  • Từ khóa

Điều trị thành công cho người bệnh mắc ung thư da đầu đã xâm lấn vào xương sọ

Chị L.T.T. (46 tuổi, dân tộc Tày ở Tuyên Quang) đã có một cuộc đời đầy nghị lực khi phải chiến đấu với căn bệnh ung thư da đầu. Căn bệnh hiểm nghèo đã...
16:31 - 04/02/2025
39 lượt xem

Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi, phòng bệnh ra sao?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết cúm mùa là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất cao; một trong những...
15:40 - 04/02/2025
64 lượt xem

WHO ra khuyến nghị mới đáng chú ý về muối ăn

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban hành hướng dẫn mới khuyến nghị mọi người thay loại muối thường dùng ở nhà bằng loại muối có chứa ít natri hơn.
14:16 - 04/02/2025
90 lượt xem

Công dụng đáng ngạc nhiên của cà phê đối với sức khỏe cơ bắp

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng cà phê có thể có tác động tích cực trong việc làm chậm quá trình mất khối lượng cơ khi về già, hay còn gọi là chứng teo...
10:34 - 04/02/2025
196 lượt xem

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành mạnh đã được khoa học chứng minh làm giảm nguy...
07:10 - 04/02/2025
268 lượt xem