190
/
89712
Nâng phòng dịch lên cấp độ mới, người đến viện khám đều coi là F1
nang-phong-dich-len-cap-do-moi-nguoi-den-vien-kham-deu-coi-la-f1
news

Nâng phòng dịch lên cấp độ mới, người đến viện khám đều coi là F1

Chủ nhật, 12/04/2020 | 09:18:39
243 lượt xem

Đây là thông tin do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh đưa ra tại hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức sáng ngày 11/4. Hội nghị kết nối đến 700 điểm cầu trên toàn quốc.

Ảnh: Như Ý

Theo đó, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho biết, Tiểu ban Điều trị đã đề xuất cùng các tiểu ban khác, thống nhất nâng cấp lên một bước trong phòng ngừa dịch COVID-19 ở các bệnh viện và toàn bộ hệ thống khám, chữa bệnh. "Tức là coi những người bệnh đến khám, cấp cứu và bệnh nhân mới ở tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh đều được coi là F1 có khả năng truyền bệnh, có khả năng liên quan đến COVID -19 để các bệnh viện nâng cao cảnh giác, tránh việc bỏ sót, không kịp phát hiện cũng như lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế", PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Tất cả người dân đến khám ở các cơ sở khám, chữa bệnh cần liên hệ trước, tìm hiểu thông tin trước khi đến khám. Các cơ sở y tế củng cố đường dây nóng tư vấn cho người bệnh thật đầy đủ, chỉ khi nào thật cần thiết mới đến khám, cấp cứu tại cơ sở y tế.

Theo TS Khuê, một việc nữa là bệnh viện xem xét các ca cần phẫu thuật, mổ phiên thì hoãn, hoặc có thể giãn chậm lại nếu được. Trước đây, việc cho thuốc bệnh nhân mãn tính như huyến áp, tim mạch, tiểu đường… là 1 tháng/lần, nay tùy tình trạng bệnh nhân có thể cấp từ 2-3 tháng/lần. Với trường hợp người bệnh được đến khám, điều trị tại bệnh viện, phải thực hiện đúng quy định các giường bệnh cách 2m; người khám cũng cách nhau 2m trong lúc chờ đợi.

Trong bối cảnh bệnh nhân nội trú và ngoại trú đã giảm so với trước, các bệnh viện cần tiếp tục thực hiện nghiêm những biện pháp phòng hộ và kỹ năng tiếp cận, chăm sóc, điều trị bệnh nhân.

“Chúng tôi đã yêu cầu các bệnh viện thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cũng như chiến lược, sách lược trong điều trị. Chúng ta phải chia kíp trực trong bệnh viện, các kíp cách nhau từ 7 đến 14 ngày. Nếu không may, kíp thứ nhất bị nhiễm hoặc tiếp xúc gần người bệnh dương tính thì cách ly kíp đó và huy động kíp sau tiếp tục. Làm như vậy để luôn luôn có đủ nguồn nhân lực để làm việc, tránh tình trạng như vừa rồi, có ca dương tính là toàn bộ bệnh viện phải đóng cửa”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Đối với những bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh/xuất viện, thực hiện theo dõi cách ly 14 ngày theo quy định, các cơ sở điều trị có thể lấy mẫu hoặc trao đổi CDC địa phương lấy mẫu để xét nghiệm thêm lần nữa. 

Theo Tiền phong

https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nang-phong-dich-len-cap-do-moi-nguoi-den-vien-kham-deu-coi-la-f1-1640133.tpo

  • Từ khóa

Tìm ra nguyên nhân lớn gây đột quỵ ở người trẻ

Một nghiên cứu dựa trên hơn 1.000 người đã xác định yếu tố rủi ro lớn nhất kết nối các bệnh nhân bị đột quỵ ở độ tuổi 18-49.
16:55 - 24/02/2025
295 lượt xem

Phẫu thuật laser quang đông cứu thai nhi mắc hội chứng truyền máu giai đoạn IV

Sản phụ nhập viện trong tình trạng rất nặng, hội chứng truyền máu song thai đã tiến triển đến giai đoạn IV, một thai đã bị biến chứng phù thai, nguy cơ...
15:15 - 24/02/2025
330 lượt xem

4 biểu hiện cảnh báo gan nhiễm mỡ vượt tầm kiểm soát

Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu và có thể tiến triển âm thầm trong nhiều năm, thậm chí hàng chục năm. Bệnh không chỉ...
14:55 - 24/02/2025
322 lượt xem

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955, Bác Hồ đã viết thư gửi đến Hội nghị Cán bộ y tế. Trong thư, Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán...
12:57 - 24/02/2025
384 lượt xem

Tiêm thuốc dự phòng giang mai, trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi tử vong

Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau đã có báo cáo về trường hợp trẻ sơ sinh một ngày tuổi tử vong sau khi tiêm thuốc dự phòng giang mai tại bệnh viện.
09:44 - 24/02/2025
468 lượt xem