190
/
94814
Cuộc chiến kép ở Singapore
cuoc-chien-kep-o-singapore
news

Cuộc chiến kép ở Singapore

Thứ 5, 23/07/2020 | 18:44:54
461 lượt xem

Cùng lúc, Singapore phải đối phó với cả tác động của Covid-19, nguy cơ xảy ra làn sóng thứ hai và dịch sốt xuất huyết.

Tám tuần phong tỏa, kiểm dịch nghiêm ngặt và áp dụng các quy định giãn cách xã hội chặt chẽ đã giúp Singapore từng bước kiểm soát đại dịch. Song, giới chức y tế vẫn đang cố gắng dập các ổ dịch lẻ tẻ ở khu nhà ở lao động nhập cư xập xệ, thiết lập các biện pháp chống lại làn sóng bùng phát thứ hai, đồng thời đối phó với dịch bệnh cũ là sốt xuất huyết.

6 tháng kể từ khi ghi nhận bệnh nhân đầu tiên, tình hình dịch tễ tại Singapore đã dần ổn định. Thời gian cao điểm, hồi tháng 4, nước này báo cáo hơn 1.400 ca nCoV mới mỗi ngày. Trong khi đó, hôm 20/7 vừa qua, chính quyền chỉ ghi nhận 399 trường hợp dương tính.

Phần lớn các bệnh nhân hiện nay vẫn tập trung ở khu vực lao động nhập cư đông đúc (300.000 người), đời sống và thu nhập thấp. Đây cũng là nguồn cơn của những cụm lây lan trong cộng đồng.

Nước này ghi nhận tổng cộng hơn 48.000 trường hợp dương tính nCoV, 92% trong đó đã hồi phục. Số người chết 27, Singapore trở thành một trong những nước ít ca tử vong nhất thế giới.

Chính quyền đưa ra các biện pháp tích cực nhắm vào cộng đồng địa phương và người lao động nhập cư.

Người dân Singapore đeo khẩu trang khi đi chợ, ngày 21/7. Ảnh: EPA-EFE

Người dân Singapore đeo khẩu trang khi đi chợ, ngày 21/7. Ảnh: EPA-EFE

Hồi tháng 4, nước này ban hành quy định phong tỏa 8 tuần. Trường học, nhà hàng, doanh nghiệp tạm thời đóng cửa. Công dân bắt buộc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Những ai vi phạm sẽ bị phạt hành chính hoặc phạt tù. Lao động nhập cư tại các khu nhà ở tập trung được cách ly hoàn toàn, tức là phải ở trong phòng, không được giao tiếp hay đi làm.

Trên hết, Singapore cũng tăng cường năng lực xét nghiệm và bổ sung bệnh viện để điều trị người mắc Covid-19, bao gồm bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng.

Cùng lúc, dịch sốt xuất huyết tại đây bùng phát. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, nước này ghi nhận 19.000 bệnh nhân. Kể từ ngày 12-18/7, chính quyền các thành phố báo cáo 1.736 ca nhiễm, mức tăng hàng tuần cao nhất từ trước đến nay, theo dữ liệu của Cơ quan Môi trường Quốc gia (NEA). 19 người đã tử vong, với các triệu chứng như sốt, buồn nôn và đau nhức cơ thể.

NEA cũng cảnh báo số ca mắc sốt xuất huyết trong năm dự kiến sẽ vượt mức 22.000 - ngưỡng kỷ lục được ghi nhận năm 2013.

Tuần trước, giới chức nước này công bố các hình phạt cứng rắn đối với hộ gia đình, doanh nghiệp để ao tù nước đọng trong nhà hoặc cơ sở sản xuất, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi và phát triển.

Nhiều chuyên gia cho rằng chính các biện pháp phong tỏa chặt chẽ để dập Covid-19 là nguyên nhân khiến dịch sốt xuất huyết trở nên trầm trọng hơn. Theo ông Cameron Simmons, giám đốc Viện Nghiên cứu Vector-Borne tại Đại học Monash, Australia: "Lệnh giãn cách xã hội khiến nhiều người phải ở nhà hơn bình thường. Dù chưa có bằng chứng hoàn chỉnh, nhưng đây có thể là điều kiện để muỗi tiếp cận với con người nhiều hơn".

Tiến sĩ Siti Nadia Tarmizi, giám đốc Viện Truyền nhiễm và Bệnh từ Động vật cũng đồng tình với ý kiến này.

Thông thường, mùa cao điểm sốt xuất huyết kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10.

Nhân viên dịch vụ cộng đồng xịt thuốc chống muỗi tại một khu dân cư ở Singapore, ngày 13/7. Ảnh: Reuters

Nhân viên dịch vụ cộng đồng xịt thuốc chống muỗi tại một khu dân cư ở Singapore, ngày 13/7. Ảnh: Reuters

"Bất kỳ cụm dịch sốt xuất huyết nào cũng cần được coi là mối nguy hại lớn đến sức khỏe cộng đồng", Ooi Eng Eong, phó giám đốc chương trình khẩn cấp về các bệnh truyền nhiễm mới nổi, Trường Y khoa Duke-NUS, nhận định.

Trong khi dịch bệnh vẫn hoành hành tại một số quốc gia như Mỹ, Brazil, Ấn Độ, làn sóng thứ hai của Covid-19 cũng là mối quan tâm lớn của chính phủ. Giáo sư Jeremy Lim, Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock, nhận định khi đất nước mở cửa trở lại, cả về biên giới và hoạt động cộng đồng, virus rất có thể sẽ hồi sinh.

Khả năng xảy ra làn sóng thứ hai phụ thuộc phần nhiều vào năng lực kiểm soát các ca nhiễm mới của chính phủ. Ông Lim cho biết Singapore có sự chuẩn bị tốt, giống với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nước này đã thiết lập hệ thống xét nghiệm, truy vết tiếp xúc và cách ly.

"Hiện, chính phủ và giới chức y tế đã thu được kinh nghiệm sâu sắc, thông qua 4 tháng kiểm soát dịch bệnh và ngăn chặn các cụm lây nhiễm tại khu nhà ở tập trung", ông nói.

Song, việc "dọn sạch" mầm bệnh trong các khu trọ lao động vẫn là thách thức lớn. Lawrence Wong, đồng chủ tịch lực lượng đa chức năng đối phó Covid-19, mô tả đây là nhiệm vụ khá khó khăn.

Phát biểu với báo giới ngày 17/7, ông cho biết nước này đang xét nghiệm cho công nhân theo từng cụm, đảm bảo người đã có kết quả âm tính được cách ly 14 ngày.

Theo Thục Linh/ Vnexpress

https://vnexpress.net/cuoc-chien-kep-o-singapore-4134868.html

  • Từ khóa

Tổng Bí thư dự lễ khánh thành 2 tòa nhà mới ở Bệnh viện 108, chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Sáng 25-2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự, chúc mừng lễ khánh thành hai tòa nhà của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Công trình góp phần nâng cao...
15:56 - 25/02/2025
259 lượt xem

Đột phá từ Nhật Bản đem lại hy vọng điều trị hội chứng Down

Tại một phòng thí nghiệm Nhật Bản, các nhà khoa học lần đầu tiên sử dụng CRISPR-Cas9 chỉnh sửa thành công lỗi ở các dòng tế bào mắc hội chứng Down.
16:30 - 25/02/2025
227 lượt xem

4 xét nghiệm máu quan trọng nên thực hiện

Xét nghiệm máu là phương pháp đơn giản nhưng quan trọng để đánh giá sức khỏe tổng thể. Nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể được phát hiện sớm nhờ xét nghiệm...
11:45 - 25/02/2025
344 lượt xem

Mắt càng dụi càng ngứa, cẩn thận mắc viêm kết mạc mùa xuân

Viêm kết mạc mùa xuân thường gây cảm giác ngứa ngáy trong mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, khi lộn mi có những hạt lớn kích thước trên 1mm nằm sát nhau,...
11:31 - 25/02/2025
384 lượt xem

Việc vợ chồng tự quyết định số con là phù hợp với quyền con người

Bộ Y tế vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003, về việc bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng sinh từ một hoặc hai con.
07:44 - 25/02/2025
447 lượt xem