190
/
97008
Trẻ dưới một tuổi ăn mật ong dễ ngộ độc
tre-duoi-mot-tuoi-an-mat-ong-de-ngo-doc
news

Trẻ dưới một tuổi ăn mật ong dễ ngộ độc

Thứ 2, 07/09/2020 | 17:22:03
548 lượt xem

Bào tử C. botulinum có trong mật ong có thể phát triển và tạo độc tố trong cơ thể trẻ dưới một tuổi, gây ngộ độc.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, Học viện Nhi khoa Mỹ, đều khuyến cáo không nên cho trẻ em dưới một tuổi uống mật ong.

Tiến sĩ Đào Tuyết Trinh, nguyên phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, giải thích trẻ có thể ngộ độc do ăn mật ong vì dễ nhiễm các bào tử của vi khuẩn C. botulinum. Chúng tồn tại nhưng không thể nảy mầm, phát triển hoặc tạo ra độc tố do mật ong có tính acid cao và quá ẩm, có thể bị hệ vi sinh ở đường ruột của người lớn tiêu diệt.

Tuy nhiên, trẻ dưới một tuổi có đường ruột chưa hoàn thiện, mật ong được pha loãng trong hệ tiêu hóa ít oxy, acid thấp, các bào tử có thể phát triển trong ruột và tạo ra độc tố, từ đó gây ngộ độc botulinum.

Khi bào tử xâm nhập cơ thể trẻ, độc tố của C. botulinum gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới hệ thống thần kinh, hệ hô hấp, gây tê liệt các cơ hô hấp khiến trẻ thở yếu, thậm chí không thở được. Triệu chứng ngộ độc nặng thường xuất hiện sau khi trẻ dùng mật ong 12-36 giờ. Độc tố cũng có thể gây gồm đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, xuất hiện muộn hơn sau khoảng ba ngày và có thể kéo dài hàng tháng.

Mật ong có thể được thanh trùng ở nhiệt độ thấp để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Một số khuyến cáo cho rằng nên đun mật ong trong khoảng 30 phút ở 63-65 độ C. Khi đó, các bào tử C. botulinum sẽ bất hoạt và không có khả năng gây độc lực. Thêm vào đó, quá trình thanh trùng có thể làm hỏng hương vị và mùi thơm, chất phytochemical, chất chống oxy hóa và dinh dưỡng của mật ong.

"Vì vậy, để an toàn, cha mẹ nên đợi đến khi trẻ được ít nhất một tuổi mới cho ăn mật ong", tiến sĩ Trinh cho biết.

Một ong sau quá trình chế biến. Ảnh: aol.org.au.

Một ong sau quá trình chế biến. Ảnh: aol.org.au.

Vi khuẩn kỵ khí Clostridium botulinum (C. botulinum) là vi khuẩn gram dương, hình que, hình thành bào tử, di động, có khả năng tạo ra độc tố thần kinh. Nội bào tử của vi khuẩn có thể chịu nhiệt, có thể tồn tại trong điều kiện bất lợi, thường được tìm thấy trong đất, rau quả và hải sản.

C. botulinum có 4 nhóm và 7 serotype (A-G) dựa trên tính kháng nguyên của độc tố botulinum được tạo ra. Serotype A, B và E có liên quan đến bệnh truyền qua thực phẩm. Độc tố botulinum có thể gây ra bệnh liệt nặng ở người, được nhân loại ghi nhận là độc tố mạnh nhất hiện nay.

Botulinum type B nhiễm trong pate Minh Chay, thời gian qua gây ngộ độc nhiều người trên cả nước. Ít nhất 15 người đã nhập viện điều trị.

Theo Chi Lê/VnExpress

https://vnexpress.net/tre-duoi-mot-tuoi-an-mat-ong-de-ngo-doc-4158042.html

  • Từ khóa

Điều trị thành công cho người bệnh mắc ung thư da đầu đã xâm lấn vào xương sọ

Chị L.T.T. (46 tuổi, dân tộc Tày ở Tuyên Quang) đã có một cuộc đời đầy nghị lực khi phải chiến đấu với căn bệnh ung thư da đầu. Căn bệnh hiểm nghèo đã...
16:31 - 04/02/2025
122 lượt xem

Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi, phòng bệnh ra sao?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết cúm mùa là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất cao; một trong những...
15:40 - 04/02/2025
142 lượt xem

WHO ra khuyến nghị mới đáng chú ý về muối ăn

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban hành hướng dẫn mới khuyến nghị mọi người thay loại muối thường dùng ở nhà bằng loại muối có chứa ít natri hơn.
14:16 - 04/02/2025
170 lượt xem

Công dụng đáng ngạc nhiên của cà phê đối với sức khỏe cơ bắp

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng cà phê có thể có tác động tích cực trong việc làm chậm quá trình mất khối lượng cơ khi về già, hay còn gọi là chứng teo...
10:34 - 04/02/2025
273 lượt xem

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành mạnh đã được khoa học chứng minh làm giảm nguy...
07:10 - 04/02/2025
339 lượt xem