205
/
125346
Việt Nam đạt tỉ lệ tiêm chủng nhóm cao nhất toàn cầu
viet-nam-dat-ti-le-tiem-chung-nhom-cao-nhat-toan-cau
news

Việt Nam đạt tỉ lệ tiêm chủng nhóm cao nhất toàn cầu

Thứ 3, 15/03/2022 | 07:58:14
1,722 lượt xem

Việt Nam đã trở thành một tiêu chuẩn trên thế giới, đạt tỉ lệ tiêm chủng thuộc nhóm cao nhất toàn cầu để bảo vệ người dân, bao gồm cả những người dân nghèo nhất, những người dễ bị tổn thương nhất.

Việt Nam đạt tỉ lệ tiêm chủng nhóm cao nhất toàn cầu - Ảnh 1.

Thủ tướng gặp gỡ các đối tác quốc tế đã hỗ trợ vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh: VGP

Chiều 14-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 - dự chương trình gặp mặt cảm ơn các đối tác quốc tế đã hỗ trợ vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam do Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam tổ chức.

Nhờ bao phủ tiêm chủng, người dân nghèo được bảo vệ

Bà Rana Flowers - quyền điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam - đánh giá nỗ lực kiểm soát đại dịch rất thành công trong hai năm qua, Việt Nam đã trở thành một tiêu chuẩn trên thế giới, đạt tỉ lệ tiêm chủng thuộc nhóm cao nhất toàn cầu để bảo vệ người dân, bao gồm cả những người dân nghèo nhất, những người dễ bị tổn thương nhất.

Theo bà, bài học quan trọng là sự lãnh đạo của Chính phủ, sự đoàn kết của người dân, nên Việt Nam đã sớm đạt được mục tiêu tiêm chủng mà WHO đặt ra. Nhờ vậy, người dân được cứu sống, không phải nhập viện, các bệnh viện không bị quá tải, các cộng đồng phục hồi nhanh chóng về kinh tế - xã hội.

Trong thông điệp được ghi hình trước gửi tới cuộc gặp mặt, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng chúc mừng Việt Nam đã bao phủ vắc xin cho 90% người trưởng thành và hơn 75% dân số - là một trong những nước có tỉ lệ cao nhất thế giới. Việt Nam là một ví dụ điển hình cho những điều có thể thực hiện được với cam kết chính trị, cộng đồng gắn kết, sự hỗ trợ quốc tế.

Kêu gọi sự đoàn kết quốc tế cùng chống dịch

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi tới Chính phủ các nước, bạn bè, đối tác quốc tế lời cảm ơn chân thành và trân trọng tới bạn bè quốc tế trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 suốt hơn 2 năm qua, cũng như chia sẻ với những mất mát, hy sinh trong đại dịch.

Qua hơn 2 năm chống dịch, Thủ tướng cho rằng bài học quan trọng khi đây là cuộc chiến chống dịch mang tính chất toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu thông qua sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng, phối hợp, hỗ trợ, hợp tác quốc tế. Không một quốc gia nào có thể an toàn khi các quốc gia khác còn phải chống dịch và không một quốc gia nào có thể một mình chống dịch thành công.

Do đó, Việt Nam đã kêu gọi sự đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương để cùng nhau chống dịch, nhất là chia sẻ kinh nghiệm chống dịch, trang thiết bị y tế và đặc biệt là tiếp cận công bằng, bình đẳng về vắc xin, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế.

Thực tế, dịch bệnh tác động đến toàn dân, không người dân nào an toàn khi người dân khác còn mắc bệnh, nên phải có cách tiếp cận toàn dân; đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, là mục tiêu và là động lực; mọi chính sách đều hướng đến người dân và mọi người dân phải tham gia phòng chống dịch.

Với Việt Nam, ba trụ cột được rút ra về phòng chống dịch gồm cách ly, xét nghiệm, điều trị, công thức "5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác". Trong đó, vắc xin là "lá chắn" an toàn nhất cho người dân để phòng, chống COVID-19.

Vì vậy, Việt Nam đã triển khai chiến lược vắc xin, đẩy nhanh ngoại giao vắc xin, thành lập Quỹ vắc xin phòng chống COVID-19; tích cực đẩy mạnh nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin và phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử.

Nhấn mạnh năm 2022, Việt Nam phấn đấu là năm chiến thắng dịch bệnh, từng bước "bình thường hóa" với dịch COVID-19, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục phát huy tinh thần hợp tác và đoàn kết quốc tế, phát huy những kết quả đạt được và giải quyết các khó khăn, thách thức đặt ra; tăng cường ủng hộ các sáng kiến song phương và đa phương nhằm thúc đẩy tiếp cận công bằng vắc xin, thuốc điều trị, trang thiết bị.

Chính phủ Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức về vắc xin, thuốc điều trị, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực và tiếp nhận thành công việc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin mRNA - đây là một chặng đường khá dài và có nhiều thách thức.

Thủ tướng cũng đề nghị chung tay hợp tác tìm ra các biện pháp hiệu quả để mở cửa trường học trở lại an toàn, bảo đảm quyền lợi của học sinh, sinh viên, bởi để bảo đảm học tập hiệu quả nhất thì không thể thiếu việc tới trường trực tiếp.

Theo N.An/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/viet-nam-dat-ti-le-tiem-chung-nhom-cao-nhat-toan-cau-20220314193629402.htm

  • Từ khóa

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm không bị trừ lương

Dự thảo luật Nhà giáo quy định giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ sớm nếu đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội.
09:56 - 07/02/2025
30 lượt xem

Xây dựng pháp luật: Phân cấp, phân quyền tối đa

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy
08:46 - 07/02/2025
52 lượt xem

Thí điểm bệnh án điện tử, áp dụng thu phí 0 đồng làm dịch vụ công trực tuyến

Thủ tướng đã bấm nút khai trương thí điểm Hệ thống Điều phối dữ liệu y tế nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu khoa học.
00:49 - 07/02/2025
261 lượt xem

Việt Nam vào top 10 nước có tăng trưởng mua sắm online hàng đầu thế giới

Việt Nam thuộc top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới
20:44 - 06/02/2025
347 lượt xem

Ứng phó linh hoạt trước biến động của thế giới

Các bộ, ngành theo dõi sát tình hình thế giới; nghiên cứu, xây dựng đề án về các giải pháp ứng phó sự thay đổi chính sách của các quốc gia, nền kinh tế...
08:19 - 06/02/2025
633 lượt xem