205
/
136811
‘Người nghèo không đi được xe như người giàu, nay không cả quyền chọn biển số đẹp’
nguoi-ngheo-khong-di-duoc-xe-nhu-nguoi-giau-nay-khong-ca-quyen-chon-bien-so-dep
news

‘Người nghèo không đi được xe như người giàu, nay không cả quyền chọn biển số đẹp’

Thứ 4, 26/10/2022 | 13:46:53
2,108 lượt xem

Theo đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, người nghèo vốn đã không được đi chiếc xe như người giàu, càng không có cơ hội sở hữu biển số đẹp như người giàu.

Sáng 26.10, Quốc hội thảo luận tại tổ về nghị quyết đấu giá biển số xe. Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM), bản chất việc đấu giá biển số xe là tạo ra thị trường, biến biển số thành tài sản có thể lên tới vài tỉ đồng.

‘Người nghèo không đi được xe như người giàu, nay không cả quyền chọn biển số đẹp’ - ảnh 1

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Gia Hân

Có 2 phương thức là biển tự chọn và tài sản công. Ví dụ, một số nước có phương thức số tự chọn, người dân muốn chọn số xe trùng số ngày sinh hoặc các ngày có ý nghĩa khác có quyền chọn và đóng tiền cho nhà nước cao hơn so với đăng ký xe thông thường. Chẳng hạn, bình thường đóng 200 USD thì biển số xe tự chọn đóng 600 USD.

Bỏ 5 tỉ đấu được biển đẹp, khi ly hôn thì thế nào?

Về đấu giá, ông Nghĩa dẫn ví dụ tại UAE, đấu giá biển số "1" có người đấu trúng với giá mười mấy triệu USD. “Đây là phương thức thu tiền cho ngân sách. Nhưng đã tạo ra thị trường mới thì phải quy định chặt chẽ vì dính tới chuyển nhượng, thừa kế. Tốn công sức quản lý nếu phát sinh tiêu cực này kia”, ông Nghĩa nói.

Đại biểu Nghĩa cho rằng, phải có cơ chế đồng bộ đi theo, ví dụ như bán xe có thể giữ lại biển số để gắn vào xe khác. Theo dự thảo, người trúng đấu giá có thể bán luôn cả biển số xe, nhưng người mua thứ 2 thì sau này phải bán cả xe gắn với biển do không phải người trúng đấu giá.

“Phải có quy định mới vì dính đến tài sản thừa kế, tài sản vợ chồng khi ly hôn. Tôi bỏ ra 5 tỉ đồng mua biển số, khi ly hôn thì thế nào”, ông Nghĩa nêu và cho rằng, nếu thấy nghị quyết còn nhiều vấn đề thì có thể dừng lại nghiên cứu tiếp, “không nên gấp việc này”.

Lý do là “nếu đưa quá nhiều vào nghị quyết nhưng chưa "chín", thì 3 tháng sau Quốc hội lại phải ngồi sửa lại nghị quyết. Rút kinh nghiệm bộ luật Hình sự trước đây bị cử tri nói rất nhiều vì thông qua luật Hình sự xong sau đó một thời gian ngắn lại phải sửa”.

Đáng chú ý, kinh tế thị trường có khoảng cách giàu nghèo. “Người nghèo không đi được chiếc xe như người giàu, nhưng nay người nghèo lại không có cơ hội sở hữu biển số đẹp như người giàu nữa thì càng bất bình đẳng. Nên tham khảo ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, vì tôi thấy dự thảo chưa tham khảo rộng. Ông nông dân bán miếng đất nên mua được chiếc xe, bấm tự dưng được biển đẹp rất sung sướng. Nếu loại hết biển đẹp vào kho đấu giá thì toàn bộ số biển còn lại là không đẹp. Những người không có tiền tham gia đấu giá sẽ không bao giờ có cơ hội biển số đẹp”, ông Nghĩa nói.

Biển đẹp hay biển “có ý nghĩa”?

Nêu ý kiến khác, đại biểu Trần Diệu Thúy cho rằng, theo dự thảo luật, chỉ một số biển đẹp được đấu giá, nhưng với mỗi người biển số đẹp, ý nghĩa lại khác nhau.

“Như với tôi ngày sinh là số có ý nghĩa, tôi muốn mua biển số này nhưng không có cơ hội tiếp cận. Theo tôi, trong thời điểm có bao nhiêu số được đưa ra cấp phát thì thông báo rộng rãi, ai có nhu cầu thì đăng ký. Một số loại biển số đẹp thì quy định mức đấu giá, còn loại bình thường nhưng có ý nghĩa riêng với từng người thì nên có mức sàn riêng thấp hơn để người có nhu cầu mua được”, bà Thúy kiến nghị.

Tranh luận với ý kiến này, đại biểu Nguyễn Minh Đức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh, cho rằng ý tưởng của cơ quan soạn thảo và thẩm tra là hàng tháng sẽ tung ra toàn bộ kho số lên mạng. Mọi người sẽ vào chọn, ví dụ biển số xe đúng số sinh nhật thì kích vào, cứ ai đăng ký số đó cùng nhau thì đấu giá.

‘Người nghèo không đi được xe như người giàu, nay không cả quyền chọn biển số đẹp’ - ảnh 2

Đại biểu Nguyễn Minh Đức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh. GIA HÂN

Theo ông Đức, mức giá khởi điểm cơ quan soạn thảo đưa ra là 20 - 40 triệu đồng, nhưng nếu các đại biểu thấy mức giá quá cao so với thu nhập người dân thì thảo luận để tính toán lại.

Mặt khác, nhiều người quan niệm số đăng ký xe đẹp có thể đem lại may mắn, nên trong thực tế trước đây có ý kiến cho rằng có tiêu cực. Việc đấu giá biển số đẹp vừa thoả mãn nhu cầu người dân, thực hiện quyền mà pháp luật không cấm, vừa tăng thu cho ngân sách.

Về thời hạn 12 tháng từ khi đấu giá đến cấp quyền sử dụng biển số có ý kiến cho rằng quá dài, song theo ông Đức, có người mua xe đẹp nhập khẩu đặt hàng 6 tháng đến 1 năm mới về, thời gian đợi cũng là khoảng trống để đăng ký biển số.

Về hình thức đăng ký, đấu giá trực tuyến đưa lên mạng toàn bộ kho số, người dân có thể ngồi ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài, đảm bảo thuận lợi nhất cho người dân.

Theo dự thảo tờ trình Nghị quyết đấu giá biển số xe, Bộ Công an đề nghị chọn một loại là biển số ô tô phục vụ nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen) để đưa ra đấu giá. Đây là những biển chưa được đăng ký, nằm trong cơ sở dữ liệu hệ thống đăng ký, quản lý xe của Bộ Công an.

Quyền của người trúng đấu giá là được đăng ký biển số trúng đấu giá gắn với ô tô thuộc sở hữu của mình; được giữ lại biển số trúng đấu giá khi chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế xe để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu.

Với người nhận chuyển nhượng, người được cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe sẽ không được giữ lại biển số trúng đấu giá để đăng ký cho xe khác; không được chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá.

Thẩm tra dự thảo nghị quyết, Ủy ban Quốc phòng An ninh nhất trí thực hiện thí điểm đấu giá biển số xe trên phạm vi toàn quốc. Về mức giá khởi điểm, cơ quan thẩm tra cho rằng việc quy định giá khởi điểm khác nhau giữa vùng 1 (Hà Nội, TP.HCM) và vùng 2 (các địa phương còn lại) không có ý nghĩa khi người tham gia đấu giá trên phạm vi toàn quốc, không giới hạn và phân biệt giữa các vùng. Do vậy, Ủy ban đề xuất áp dụng thống nhất một mức giá khởi điểm trên toàn quốc là 40 triệu đồng.

Theo Mai Hà/Thanh niên

https://thanhnien.vn/nguoi-ngheo-khong-di-duoc-xe-nhu-nguoi-giau-nay-khong-ca-quyen-chon-bien-so-dep-post1514498.html

  • Từ khóa

Chủ tịch Quốc hội: 'Không phân tâm vì việc sắp xếp lại tổ chức, cán bộ'

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý các cơ quan tập trung cho kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV, 'không phân tâm vì việc sắp xếp tổ chức, cán...
09:53 - 05/02/2025
171 lượt xem

Lãnh đạo bộ ngành, địa phương không dự lễ hội nếu không được phân công

Đó là yêu cầu được Thủ tướng đưa ra trong công điện về việc thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động sau Tết Ất Tỵ và Lễ hội...
10:48 - 04/02/2025
729 lượt xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Sắp xếp cần bảo đảm thông suốt, không ách tắc

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý quá trình sắp xếp cần bảo đảm thông suốt, không ách tắc trong giải quyết công việc nhưng cũng phải chống tư tưởng trì trệ
18:47 - 03/02/2025
1,141 lượt xem

Thủ tướng: Cả nước có Tết và nhân dân ai cũng có Tết

Chiều 3/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ,...
18:44 - 03/02/2025
1,117 lượt xem

Thủ tướng: Thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

Thủ tướng yêu cầu năm 2025 phải xong cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh; Chi Lăng-Hữu Nghị để thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau
06:26 - 03/02/2025
1,463 lượt xem