205
/
159466
Bộ Công an đề xuất 'dao có tính sát thương cao' có thể là vũ khí quân dụng
bo-cong-an-de-xuat-dao-co-tinh-sat-thuong-cao-co-the-la-vu-khi-quan-dung
news

Bộ Công an đề xuất 'dao có tính sát thương cao' có thể là vũ khí quân dụng

Thứ 6, 26/01/2024 | 14:10:05
2,095 lượt xem

Theo đề xuất của Bộ Công an, 'dao có tính sát thương cao' nếu được sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật thì sẽ được coi là vũ khí quân dụng.

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự án luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Luật này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

Theo đề xuất của Bộ Công an, dao có tính sát thương cao sẽ được bổ sung vào danh mục vũ khí thô sơ; trừ dao có tính sát thương cao được sử dụng vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt.

Đặc biệt, kiếm, giáo, mác, mã tấu, quả chùy, cung, nỏ, dao có tính sát thương cao… sẽ được coi là vũ khí quân dụng khi trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác để thi hành công vụ hoặc không được trang bị cho các đối tượng theo quy định của luật này nhưng chế tạo, sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật.

Đề xuất trên của Bộ Công an, nhất là việc coi dao có tính sát thương cao là vũ khí quân dụng, nhận được nhiều ý kiến băn khoăn của các bộ, ngành.

Bộ Công an đề xuất 'dao có tính sát thương cao' có thể là vũ khí quân dụng- Ảnh 1.

Theo đề xuất của Bộ Công an, dao có tính sát thương cao nếu được sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật thì sẽ coi là vũ khí quân dụng (ảnh minh họa). T.N

Căn cứ vào mục đích sử dụng là chưa hợp lý

Viện KSND tối cao cho rằng, việc quy định như dự thảo, trong đó dao có tính sát thương cao sử dụng gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật thuộc vũ khí quân dụng là khiên cưỡng.

Bản chất vũ khí quân dụng là những vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, chuyên dùng cho các lĩnh vực đặc thù như bảo đảm an ninh, quốc phòng, thi hành công vụ…; tác dụng, tính năng vốn có nguyên bản của chúng phải đáp ứng là vũ khí quân dụng.

Trong khi đó, dao vốn là vật dụng được sản xuất và sử dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất, tập quán thông thường lại trở thành vũ khí quân dụng khi nó được sử dụng nhằm mục đích gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật là chưa thỏa mãn bản chất của vũ khí quân dụng.

"Suy rộng ra, ngoài dao còn rất nhiều các loại vật, hung khí nguy hiểm khác như gạch, đá, gậy sắt…; khi sử dụng nhằm mục đích gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật thì có coi là vũ khí quân dụng không?", Viện KSND tối cao đặt vấn đề.

Vẫn theo cơ quan này, bộ luật Hình sự và văn bản hướng dẫn đã có khái niệm "hung khí nguy hiểm" để xử lý đối với hành vi phạm tội sử dụng dao các loại.

Do đó, nếu chỉ căn cứ vào mục đích sử dụng (nhằm mục đích gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật) để quy định dao có tính sát thương cao thành vũ khí quân dụng là chưa hợp lý.

Viện KSND tối cao nhận định, trong trường hợp cần nghiêm trị các đối tượng dùng các loại dao có tính sát thương cao thì nên tính đến phương án đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của bộ luật Hình sự để xử lý phù hợp, hiệu quả.

Bộ Công an đề xuất 'dao có tính sát thương cao' có thể là vũ khí quân dụng- Ảnh 2.

Bộ Công an cho rằng quy định như dự thảo là cần thiết cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm (ảnh minh họa)

T.N

Cùng cho ý kiến về nội dung trên, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc. Bởi lẽ, một trong những đặc điểm của vũ khí quân dụng để phân biệt với các loại vũ khí khác đó là tính chất sử dụng các loại vũ khí này là phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh. Quy định như dự thảo là chưa phù hợp với tính chất, nội hàm của khái niệm vũ khí quân dụng.

Cạnh đó, việc phân loại vũ khí dựa vào mục đích sử dụng là chưa bảo đảm tính thống nhất trong chính sách xử lý hình sự đối với cùng một hành vi cùng một đối tượng tác động nhưng chỉ khác nhau về mục đích sử dụng đối tượng tác động đó.

Ví dụ, cùng một loại vũ khí nhưng trong trường hợp chưa sử dụng gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật thì được xác định là vũ khí thô sơ và xử lý theo quy định tại điều 306 bộ luật Hình sự; nhưng cũng là loại vũ khí đó khi được sử dụng gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật sẽ xác định là vũ khí quân dụng và bị xử lý theo quy định tại điều 304 bộ luật Hình sự (điều luật có chính sách xử lý hình sự nghiêm khắc hơn).

Bộ Công an: Cần thiết cho đấu tranh, phòng chống tội phạm

Phản hồi về các góp ý đã nêu, Bộ Công an cho hay, qua 5 năm triển khai thực hiện luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, lực lượng chức năng đã phát hiện 27.161 vụ, bắt giữ 46.693 đối tượng sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, các loại dao và phương tiện tương tự dao gây án, nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, tội phạm sử dụng các loại dao và phương tiện tương tự dao gây án chiếm tỷ lệ rất cao, có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước; nhiều vụ là các băng, nhóm tội phạm có tổ chức gây án với tính chất rất manh động, dã man, coi thường pháp luật gây bức xúc dư luận xã hội, hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Quá trình điều tra các vụ án, cơ quan điều tra chỉ xử lý hình sự được khi có đủ căn cứ kết luận đối tượng phạm tội về các tội danh khác như giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích…; không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì luật không quy định dao, phương tiện tương tự dao là vũ khí. Việc xử lý hình sự đối với các hành vi chế tạo, sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại súng tự chế, vũ khí thô sơ cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Vẫn theo Bộ Công an, thực tế công tác đấu tranh với tội phạm còn cho thấy, các đối tượng thường sử dụng kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu... để gây án, chống người thi hành công vụ . Trong khi đó, quy định tại điều 306 bộ luật Hình sự sẽ không xử lý ngay được.

Từ những căn cứ trên, Bộ Công an đề nghị giữ nguyên như dự thảo.

Theo Tuyến Phan/Thanh niên

https://thanhnien.vn/bo-cong-an-de-xuat-dao-co-tinh-sat-thuong-cao-co-the-la-vu-khi-quan-dung-185240126112850005.htm

  • Từ khóa

Lãnh đạo bộ ngành, địa phương không dự lễ hội nếu không được phân công

Đó là yêu cầu được Thủ tướng đưa ra trong công điện về việc thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động sau Tết Ất Tỵ và Lễ hội...
10:48 - 04/02/2025
127 lượt xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Sắp xếp cần bảo đảm thông suốt, không ách tắc

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý quá trình sắp xếp cần bảo đảm thông suốt, không ách tắc trong giải quyết công việc nhưng cũng phải chống tư tưởng trì trệ
18:47 - 03/02/2025
516 lượt xem

Thủ tướng: Cả nước có Tết và nhân dân ai cũng có Tết

Chiều 3/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ,...
18:44 - 03/02/2025
519 lượt xem

Thủ tướng: Thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

Thủ tướng yêu cầu năm 2025 phải xong cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh; Chi Lăng-Hữu Nghị để thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau
06:26 - 03/02/2025
838 lượt xem

Thủ tướng động viên Bộ đội Biên phòng và các lực lượng tại biên giới

Thủ tướng thăm, tặng quà, động viên Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ tại Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
06:30 - 03/02/2025
809 lượt xem