205
/
176359
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi Thủ tướng phải quyết cả vấn đề bắn pháo hoa lễ hội
dai-bieu-quoc-hoi-ban-khoan-khi-thu-tuong-phai-quyet-ca-van-de-ban-phao-hoa-le-hoi
news

Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi Thủ tướng phải quyết cả vấn đề bắn pháo hoa lễ hội

Thứ 6, 14/02/2025 | 15:43:00
377 lượt xem

Ngày 14-2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Đại biểu Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hoà) nhấn mạnh một trong những nguyên tắc phân định thẩm quyền là bảo đảm Thủ tướng Chính phủ không quyết định các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách thành viên Chính phủ đối với ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.

Đại biểu Quốc hội Lê Xuân Thân phát biểu tại hội trường ngày 14-2. Ảnh: Phạm Thắng

Ông đánh giá cao quy định này và cho rằng rất phù hợp với vai trò quản trị nền hành chính quốc gia của Thủ tướng. "Cách đây không lâu, Nghị định 137 ngày 27-11-2020 vẫn giao cho Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bắn pháo hoa ở các lễ hội. Theo tôi, những công việc mang tính chất sự vụ nhỏ nhưng vẫn giao cho Thủ tướng như vậy thì Thủ tướng sẽ không có thời gian để lo vấn đề quản trị nền hành chính quốc gia"- đại biểu Thân nhìn nhận.

Cũng nêu ý kiến thảo luận về vấn đề phân cấp, phân quyền, đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) nêu rõ phân quyền, phân cấp, ủy quyền là xu hướng tất yếu nhưng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ.

Theo ông Khải, nếu phân quyền không rõ ràng có thể dẫn đến sự chồng chéo giữa Trung ương và địa phương; chính quyền địa phương có thể lạm quyền và thiếu kiểm soát. "Cần bổ sung nguyên tắc phân quyền có điều kiện. Theo đó, chỉ phân quyền khi địa phương đủ năng lực tài chính, nhân lực, quản trị; xây dựng chỉ số đánh giá năng lực quản trị của từng địa phương trước khi phân quyền. Cùng với đó, tăng cường giám sát của Trung ương - thành lập Hội đồng kiểm soát phân quyền để giám sát chặt chẽ việc thực hiện"- ông Trần Văn Khải nói.

Vị đại biểu đoàn Hà Nam cũng lưu ý nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ có thể dẫn đến sự lạm quyền trong phân cấp. Nhiều nhiệm vụ có thể vừa do bộ quản lý, vừa do địa phương thực hiện. Chưa kể, việc phân cấp quá mạnh có thể khiến địa phương đưa ra các quyết định không đồng bộ với Trung ương.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân phát biểu về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Ảnh: Phạm Thắng

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho rằng việc phân cấp trong dự thảo luật cần nêu rõ Thủ tướng chỉ quyết định các vấn đề liên bộ, ngành hoặc các dự án lớn. "Nếu chúng ta không quy định thì một ví dụ đơn giản như vận hành các hồ thủy điện cũng phải xin ý kiến Thủ tướng. Có những lúc hồ thủy điện phải xả để cứu nông nghiệp... cũng phải xin ý kiến Thủ tướng thì sẽ hạn chế quyền hạn của các bộ rất nhiều, làm giảm hiệu quả cấp bộ, trong khi đó bộ chuyên ngành mới nắm vững, nắm rõ vấn đề này"- đại biểu Nguyễn Quang Huân phát biểu.

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) như một đạo luật gốc của nền hành chính Nhà nước.

Theo Bộ trưởng, việc sửa đổi luật diễn ra vào một thời điểm lịch sử, mang ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý sâu sắc, gắn liền với cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đồng thời tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế để khơi thông mọi nguồn lực phát triển đất nước.

Bà Phạm Thị Thanh Trà cho hay nguyên tắc xây dựng Luật lần này là mới và toàn diện với một tư duy hoàn toàn mới về xây dựng hệ thống lập pháp của Việt Nam, bám sát chủ trương của Đảng và Hiến pháp về phân định thẩm quyền, thực hiện mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan trung ương, chính quyền địa phương, khắc phục tình trạng giao thoa, chồng chéo, đảm bảo vị trí, vai trò, chức năng của Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành Quốc hội.

Lần sửa đổi này là hoàn thiện nguyên tắc phân quyền, phân cấp, ủy quyền theo hiến định và chủ trương của Đảng, tạo sự chủ động, sáng tạo, thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo của hệ thống hành chính Nhà nước, nhất là chính quyền địa phương.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết qua rà soát 257 luật thì có tới 177 luật quy định thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; 152 luật quy định thẩm quyền của Thủ tướng; 141 luật quy định rất cụ thể về thẩm quyền Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân; 92 luật quy định thẩm quyền của tất cả cấp chính quyền. "Điều này gây khó khăn cho việc thực hiện nguyên tắc phân cấp, phân quyền và ủy quyền"- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chính vì vậy, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) sẽ đưa ra một nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ, yêu cầu tất cả các luật chuyên ngành phải tuân theo nguyên tắc phân cấp, phân quyền và ủy quyền khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Theo Minh Chiến - Văn Duẩn/ Người lao động

https://nld.com.vn/dai-bieu-quoc-hoi-ban-khoan-khi-thu-tuong-phai-quyet-ca-van-de-ban-phao-hoa-le-hoi-196250214134036729.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng: Bỏ công an cấp huyện, một số cán bộ đưa lên tỉnh, số còn lại đưa về xã phường

Việc không vận hành công an cấp huyện và tổ chức lại bộ máy để một số cán bộ đưa về tỉnh, còn lại đa số sẽ đưa về cấp cơ sở, là cấp gần dân nhất.
17:02 - 14/02/2025
871 lượt xem

Cần quy định rõ trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước nhân dân

Đại biểu Thạch Phước Bình đề xuất bổ sung quy định nếu bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ, Thủ tướng có quyền kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
14:56 - 14/02/2025
380 lượt xem

Bố mẹ già yếu phải chăm sóc, có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

Theo quy định của luật Nghĩa vụ quân sự, nếu bạn đang là lao động duy nhất trong nhà, trực tiếp nuôi dưỡng bố mẹ già yếu không còn khả năng lao động thì...
10:50 - 14/02/2025
580 lượt xem

Âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá đất nước

Những năm qua, nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, một thủ đoạn quen thuộc của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí là tìm cách lợi...
09:29 - 14/02/2025
538 lượt xem

Mạng xã hội sử dụng tin bài báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí

Đây là một trong các quy định vừa được đưa vào dự thảo luật Báo chí (sửa đổi) đang được Bộ TT-TT lấy ý kiến.
07:02 - 14/02/2025
580 lượt xem