205
/
98134
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam phải có tư duy vượt lên, không đi theo
bo-truong-nguyen-chi-dung-viet-nam-phai-co-tu-duy-vuot-len-khong-di-theo
news

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam phải có tư duy vượt lên, không đi theo

Thứ 3, 29/09/2020 | 16:10:25
338 lượt xem

"Việt Nam nhất thiết cần có được tư duy đột phá, quyết tâm và táo bạo, dám nghĩ, dám làm; Phải có tư duy vượt lên trước chứ nhất quyết không chịu đi theo, đi sau", Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Phát biểu tại Diễn đàn thường niên về "Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020 với chủ đề: Việt Nam - Hành động để phục hồi tăng trưởng nhanh theo hướng bền vững và bao trùm trong bối cảnh đại dịch Covid-19"  diễn ra tại Hà Nội sáng nay (29/9), Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận Việt Nam, từ một quốc gia kém phát triển, bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, tỷ lệ đói nghèo cao, đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành nước thu nhập trung bình (thấp) vào năm 2010.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam phải có tư duy vượt lên, không đi theo - 1

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020

"Quy mô nền kinh tế hiện nay đã tăng hơn 40 lần so với năm 1990. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ khoảng 100 USD trước năm 1990 lên gần 2.800 USD. Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, những thành tựu trên đang bị đe dọa bởi thách thức lớn đến từ đại dịch Covid -19. Đại dịch đã ảnh hưởng tới tất cả các ngành lĩnh vực, đặc biệt tới ngành dịch vụ, vận tải, du lịch, ăn uống, lưu trú... Nhiều doanh nghiệp đã buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động; hàng loạt lao động bị mất, thiếu việc làm, thu nhập bị giảm sâu, gây khó khăn cho việc bảo đảm an sinh, ổn định xã hội.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những hạn chế, yếu kém nội tại của một nền kinh tế đang phát triển với mức thu nhập trung bình thấp, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn, lao động giá rẻ và khu vực đầu tư nước ngoài. Do đó, trong trung và dài hạn, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia khác, giải quyết các thách thức môi trường, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ... là những nhiệm vụ lớn đặt ra cho Việt Nam.

Trong ngắn hạn, Việt Nam cần nhanh chóng phục hồi tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tận dụng hiệu quả các cơ hội phát triển xuất hiện từ khi xảy ra đại dịch Covid -19.

Để ứng phó với những khó khăn, thách thức trên, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, Việt Nam cần tận dụng tối đa những lợi thế, nhận diện rõ ràng các cơ hội đang có.

Từ góc độ của Việt Nam cũng như đánh giá của giới phân tích quốc tế, Bộ KH&ĐT nhận thấy, Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng để chuyển mình phát triển nhanh và bền vững.

"Tiềm năng đất nước, bối cảnh phát triển mới, đặc biệt là bối cảnh “hậu Covid-19” và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang tạo ra cơ hội thuận lợi để tái cơ cấu, chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình hướng tới tăng trưởng nhanh, bền vững và bao trùm", người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận.

Theo Bộ trưởng Dũng, với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA và CPTPP, Việt Nam đang có cơ hội lớn để hội nhập, tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất thế giới, lựa chọn các dự án FDI có chất lượng để tiến lên các nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

"Cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi số cũng đang rộng mở, đặc biệt khi kinh tế không tiếp xúc, thương mại điện tử của Việt Nam đã tạo được những bước phát triển nhanh trong đại dịch", Bộ trưởng KH&ĐT nói.

Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh: Việt Nam phải chủ động đưa ra đường hướng chiến lược, các quyết sách cho tương lai phát triển của đất nước. Đặc biệt, để khắc phục tồn tại, khó khăn và tận dụng được những tiềm năng và cơ hội đề cập ở trên, chúng ta nhất thiết cần có được tư duy đột phá, quyết tâm và táo bạo, dám nghĩ, dám làm; phải có tư duy vượt lên trước chứ nhất quyết không chịu đi theo, đi sau.

Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể nắm chặt lấy các cơ hội, bắt kịp, tiến cùng sự phát triển của thế giới. Ngược lại, nếu không nhanh chóng tận dụng thời cơ và đổi mới tư duy, thì nguy cơ tụt hậu, khoảng cách phát triển của Việt Nam với các quốc gia sẽ ngày càng lớn hơn", ông Dũng nhấn mạnh.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/bo-truong-nguyen-chi-dung-viet-nam-phai-co-tu-duy-vuot-len-khong-di-theo-20200929114746215.htm#dt_source=Home&dt_campaign=Cover&dt_medium=1

  • Từ khóa

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Chiều 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng...
21:07 - 24/02/2025
50 lượt xem

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Bộ Y tế

Báo GD&TĐ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Bộ Y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, sáng 24/2.
14:19 - 24/02/2025
589 lượt xem

Công bố Quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Chính phủ

Sáng 24/2, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị công bố...
13:59 - 24/02/2025
291 lượt xem

Đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế, chú trọng công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 -27/2/2025), sáng 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã...
14:03 - 24/02/2025
249 lượt xem

Chuyên gia cao cấp được đề xuất bố trí nhà công vụ, lương hấp dẫn

Chuyên gia cao cấp được ưu tiên nâng lương, hỗ trợ nhà ở và kỳ nghỉ dưỡng. Chính sách đột phá giúp thu hút chuyên gia giỏi ngoài khu vực công và quốc...
12:00 - 24/02/2025
271 lượt xem