213
/
135742
Nhóm học sinh lập phần mềm ngăn chặn sao nhãng trong giờ học
nhom-hoc-sinh-lap-phan-mem-ngan-chan-sao-nhang-trong-gio-hoc
news

Nhóm học sinh lập phần mềm ngăn chặn sao nhãng trong giờ học

Thứ 6, 07/10/2022 | 09:00:00
2,141 lượt xem

Ý tưởng của phần mềm này là giúp quản lý hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trong thời gian học, để duy trì sự tập trung vào bài giảng.

Nhóm học sinh và thầy giáo hướng dẫn làm phần mềm ngăn chặn sao nhãng trong giờ học. 

Làm sao để ngăn chặn tình trạng sao nhãng, mất tập trung trong giờ học, nhóm học sinh lớp 11A10, Trường THPT Chu Văn An (Đắk Lắk) đã sáng tạo ra phần mềm chuyên dụng.

Khắc phục mặt trái của điện thoại trong lớp học

Em Trần Minh Giang, thành viên nhóm cho biết, việc sử dụng điện thoại trong lớp học với mục đích học tập của học sinh chính là khai thác các lợi thế kết nối của các thiết bị thông minh, góp phần nâng cao hiệu quả học tập trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và thời kì chuyển đổi số.

Tuy nhiên, sự đa dạng về chức năng và công dụng của điện thoại thông minh có thể tác động tiêu cực tới quá trình học tập của học sinh, gây mất tập trung, phân tán sự chú ý.

Điện thoại thông minh có nhiều ứng dụng giải trí và một số chức năng ngoài mục đích học tập.

Những học sinh có ý thức kém hoặc chưa nhận thức tốt có thể sử dụng điện thoại trong giờ học vào mục đích riêng khiến các bạn xung quanh bị phân tâm, sao nhãng trong việc tiếp thu bài giảng và ảnh hưởng đến sự tập trung cũng như thành tích học tập trong dài hạn, dẫn tới việc một số học sinh có kết quả học tập sa sút, suy giảm nhận thức về tầm quan trọng của việc học.

Từ thực trạng này, Trần Minh Giang cùng với Nguyễn Đình Duy Phú, Nguyễn Hoàng Huynh đã sáng tạo phần mềm ngăn chặn sao nhãng trong giờ học khi học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong lớp học.

Ý tưởng của phần mềm này là để giúp quản lý hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh trong thời gian học để duy trì sự tập trung vào bài giảng; giảm sự phân tâm vào điện thoại ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của học sinh, đồng thời nhắc nhở và đưa ra hướng quản lý thời gian hiệu quả; thống kê báo cáo theo yêu cầu của nhà trường và thông báo cho giáo viên và phụ huynh về hành vi sử dụng điện thoại của học sinh trong giờ học giúp giáo viên và phụ huynh có thể theo dõi hành vi sử dụng điện thoại và sự tập trung trong học tập của học sinh.

Từ lịch học (gồm thời khóa biểu, phân môn tiết học và giáo viên đứng tiết của các lớp, các khối) do ban giám hiệu cung cấp, ứng dụng sẽ kích hoạt chức năng theo dõi để phân tích việc sử dụng điện thoại thông minh của học sinh trong khung giờ học của mỗi học sinh.

Phần mềm còn có các chức năng nâng cao như chế độ khóa điện thoại hoặc khóa các ứng dụng gây mất tập trung khác, thay vì ghi lại hành vi sử dụng. Việc này có thể được triển khai và quản lý bởi giáo viên bộ môn hoặc giáo viên chủ nhiệm.

Theo dõi hành vi sử dụng điện thoại của học sinh

Nguyễn Đình Duy Phú cho biết, ứng dụng cập nhật dữ liệu thời khóa biểu của nhà trường và theo dõi việc sử dụng điện thoại, từ đó lưu lại trong cơ sở dữ liệu của nhà trường và phân tích, báo cáo cho phụ huynh và giáo viên để nắm được hành vi sử dụng điện thoại của học sinh trong giờ học.

Ngoài ra sẽ có những nhận xét tổng hợp được phân tích bằng thuật toán của hệ thống, từ đó đưa ra giải pháp giải quyết cho tình trạng sử dụng điện thoại trong lớp học của học sinh.

Giáo viên cũng có thể trực tiếp quản lý việc sử dụng điện thoại của học sinh và triển khai các tính năng nâng cao hơn, như chặn việc sử dụng điện thoại của nhiều nhóm học sinh hay các cá nhân cụ thể (thông qua việc quét mã QR code từ thiết bị của giáo viên, cá nhân học sinh cụ thể có thể xin quyền sử dụng thiết bị điện thoại và không bị tính vào hành vi sử dụng ngoài mục đích học tập).

Vào khung giờ học dựa trên thời khóa biểu được nhà trường triển khai, ứng dụng sẽ bắt đầu chạy và theo dõi hành vi sử dụng điện thoại của học sinh. Nếu trong quá trình học tập học sinh thoát khỏi ứng dụng, cơ sở dữ liệu sẽ lưu lại và cập nhật, từ đó đưa ra các phân tích và đánh giá cũng như thông báo cho giáo viên và phụ huynh.

Thầy Hà Anh Tuấn, giáo viên hướng dẫn cho biết, phần mềm của nhóm đã được dùng thử nghiệm tại lớp, giúp học sinh và giáo viên dễ dàng tương tác, ghi nhận hành vi từ đó giúp việc học ở lớp tập trung hơn.

Đây sẽ là công cụ hữu ích để khai thác thế mạnh công nghệ, thiết bị thông minh mà vẫn đảm bảo được hiệu quả học tập. Tuy nhiên, để ứng dụng rộng rãi, phần mềm sẽ cần cải tiến thêm nhiều tính năng, giao diện thân thiện hơn, tích hợp với các nền tảng khác nhanh hơn…

Phần mềm của Trần Minh Giang và các bạn được Ban giám khảo Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 10 năm 2022 đánh giá cao và đã được gửi tham dự Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đồng toàn quốc.

Theo Nhật Phong/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/nhom-hoc-sinh-lap-phan-mem-ngan-chan-sao-nhang-trong-gio-hoc-post610640.html

  • Từ khóa

Nồm ẩm, ô nhiễm không khí khiến đồ gia dụng thông minh tiêu thụ mạnh

Loạt thiết bị gia dụng thông minh như máy hút ẩm, máy lọc không khí… đều "cháy hàng" khi người dùng tìm cách đảm bảo môi trường trong lành ở gia đình.
16:16 - 18/02/2025
382 lượt xem

Ông Tập gặp các ông lớn công nghệ Trung Quốc, có Alibaba và DeepSeek

Tham dự buổi tọa đàm thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc có các ông lớn trong ngành công nghệ như Alibaba, DeepSeek, Tencent và Unitree Robotics.
14:40 - 18/02/2025
402 lượt xem

DeepSeek: Trong kỳ vọng, ngoài hoài nghi

Chính quyền nhiều TP trên khắp Trung Quốc đã ra mắt các dịch vụ trực tuyến có sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek.
10:25 - 18/02/2025
507 lượt xem

Samsung chia sẻ ý nghĩa thực sự của '7 năm cập nhật'

Một lãnh đạo của Samsung vừa xác nhận rằng dòng Galaxy S24 sẽ không có nhiều tính năng mới từ One UI 7 do chúng "phụ thuộc vào phần cứng".
09:48 - 18/02/2025
540 lượt xem

Cảnh báo gia tăng lừa đảo tiền điện tử do AI tiếp tay

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một trong những nhân tố chính làm gia tăng các vụ lừa đảo tiền điện...
06:58 - 18/02/2025
584 lượt xem