213
/
149269
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Quản lý dịch vụ OTT theo hướng mềm như nhiều quốc gia
bo-truong-nguyen-manh-hung-quan-ly-dich-vu-ott-theo-huong-mem-nhu-nhieu-quoc-gia
news

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Quản lý dịch vụ OTT theo hướng mềm như nhiều quốc gia

Thứ 6, 23/06/2023 | 08:12:00
2,312 lượt xem

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói sẽ báo cáo Chính phủ theo hướng quản lý dịch vụ OTT ở mức tối thiểu nhưng xử phạt nghiêm minh.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: GIA HÂN

Quản lý phải ít hơn, mềm hơn 

Vừa qua, giải trình về nội dung thảo luận dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói việc quản lý trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây phải được đưa vào dự thảo để chính danh.

Ông cho rằng việc này để giải quyết các tranh chấp, các vấn đề phát sinh giữa các doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng với khách hàng, để sự phát triển theo chiến lược, theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn và quy chuẩn. 

Theo ông Hùng, tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, bộ sẽ đề xuất Chính phủ chỉnh lý, quy định theo hướng quản lý mềm giống như nhiều quốc gia khác. 

Điều này để tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của loại hình hạ tầng và dịch vụ này nhưng vẫn đảm bảo an toàn, an ninh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

"Trung tâm dữ liệu có tính hạ tầng, phát triển phải phù hợp với quy hoạch nên cần đăng ký. Điện toán đám mây là dịch vụ nên chỉ cần thông báo. Các thủ tục đăng ký, thông báo có thể làm trực tuyến dựa trên cam kết của doanh nghiệp mà không tiền kiểm. 

Về tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì cho phép đến 100%, các doanh nghiệp trong và ngoài nước quản lý như nhau, không bảo hộ ngược", ông Hùng nêu.

Về dịch vụ OTT viễn thông, theo ông Hùng, đây là các dịch vụ nhắn tin thoại giống như dịch vụ viễn thông cơ bản nhưng được cung cấp bởi công nghệ Internet. 

Quan điểm của bộ là quản lý dịch vụ không phụ thuộc vào công nghệ, nhưng dịch vụ OTT viễn thông không có hạ tầng, người dùng dễ thay đổi nhà cung cấp, do thủ tục đăng ký dịch vụ đơn giản, thị trường rất cạnh tranh vì nhiều nhà cung cấp.

Do vậy quản lý phải ít hơn, phải mềm hơn dịch vụ viễn thông truyền thống. Quản lý có giống như dịch vụ viễn thông chủ yếu ở khía cạnh liên quan đến lợi ích công cộng. 

Bộ trưởng Hùng chỉ rõ cơ bản quản lý cần mềm hơn, nhẹ tay hơn, không phát sinh thêm nhiều chi phí tuân thủ cho nhà cung cấp dịch vụ. 

Bộ sẽ báo cáo Chính phủ nghiên cứu tiếp thu theo hướng quản lý ở mức tối thiểu nhưng xử phạt nghiêm minh. Quản lý cơ bản dựa trên những gì mà nhà cung ứng dịch vụ đã có để tránh phát sinh thêm chi phí tuân thủ. 

Quản lý sẽ không phân biệt nhà cung cấp dịch vụ lớn hay nhỏ, thu tiền hay không thu tiền, trong nước hay ngoài nước, vì quản lý đã ở mức tối thiểu không cần phân biệt. 

Bên cạnh đó yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải minh bạch thông tin đối với khách hàng về giá, điều kiện hợp đồng, chất lượng dịch vụ nếu có. 

Yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ bảo mật thông tin của khách hàng, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra khi có yêu cầu, khách hàng khi đăng ký sử dụng dịch vụ thì phải cung cấp thông tin như số điện thoại. 

"Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đã thực hiện việc đăng ký và xác thực thông qua số điện thoại. Do vậy, quy định này không làm phát sinh thêm chi phí. 

Bộ sẽ báo cáo Chính phủ cân nhắc giảm nhẹ các điều kiện kinh doanh từ cấp phép đăng ký xuống hình thức thông báo", ông Hùng nói thêm.

Mã đẹp, số đẹp sẽ do thị trường quyết định

Về đấu giá tài nguyên viễn thông, theo Bộ trưởng Hùng, sửa đổi quan trọng nhất là mã đẹp, số đẹp sẽ do thị trường quyết định, không do cơ quan nhà nước quyết định như trước đây. 

Giá khởi điểm đấu giá sẽ cố định và không phải thực hiện việc xác định giá khởi điểm vì số lượng số đẹp là rất nhiều. 

"Thế nào là đẹp cũng khác nhau với từng người, rất khó xác định mã và số mang ra đấu giá không ai mua sẽ cấp trực tiếp cho doanh nghiệp.

Với cơ chế mới rõ ràng hơn, dễ làm hơn, minh bạch hơn trong dự thảo luật, sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ quy định chi tiết để thực thi một cách hiệu quả", ông Hùng nêu.

Theo Thành Chung/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/bo-truong-nguyen-manh-hung-quan-ly-dich-vu-ott-theo-huong-mem-nhu-nhieu-quoc-gia-20230622140112757.htm

  • Từ khóa

Apple đặt niềm tin vào DeepSeek cho iPhone?

Sau khi gây chú ý với ngành công nghệ, công ty khởi nghiệp DeepSeek đã nhận được sự quan tâm từ Apple để tích hợp vào công cụ AI (trí tuệ nhân tạo) của...
11:57 - 04/02/2025
74 lượt xem

Microsoft ngừng cung cấp dịch vụ Defender VPN

Dịch vụ VPN trong Microsoft Defender sẽ ngừng hoạt động từ ngày 28.2 do không thu hút người dùng và không đáp ứng được kỳ vọng về bảo mật.
09:18 - 04/02/2025
147 lượt xem

Chi phí phát triển DeepSeek bị 'tâng bốc'

DeepSeek đã trở thành tâm điểm chú ý trong ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) và Phố Wall với tuyên bố chi phí phát triển chưa đến 6 triệu USD.
07:20 - 04/02/2025
196 lượt xem

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'.
16:54 - 03/02/2025
551 lượt xem

Tích trữ điện cho gia đình từ pin laptop cũ

Trong lần cập nhật mới nhất, chủ nhân hệ thống tích trữ điện từ pin laptop cũ đã hoạt động trong hơn 8 năm mà không gặp phải vấn đề cháy nổ hoặc bị phồng...
15:34 - 03/02/2025
568 lượt xem