240
/
125476
Sẽ loại Covid-19 khỏi danh mục bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm
se-loai-covid-19-khoi-danh-muc-benh-truyen-nhiem-dac-biet-nguy-hiem
news

Sẽ loại Covid-19 khỏi danh mục bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm

Thứ 6, 18/03/2022 | 07:09:25
1,740 lượt xem

Việt Nam sẽ nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Ngày 17/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành tại Nghị quyết 38 về chương trình phòng, chống dịch Covid-19. Chương trình được thực hiện trong thời gian 2 năm (từ năm 2022 - 2023). Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Mục tiêu của chương trình đặt ra là đến hết quý I năm 2022 hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9/2022.

Sẽ loại Covid-19 khỏi danh mục bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm - 1

Nghị quyết nhấn mạnh đến việc linh hoạt nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch".

Về kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19, mục tiêu đặt ra tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch Covid-19; tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá. 

Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến việc thực hiện linh hoạt nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch" theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh. Nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Sẵn sàng thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 phù hợp với tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, bảo đảm đủ trang thiết bị, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân, thuốc điều trị cho các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19; thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa, có cơ chế cấp phát, cung ứng thuốc phù hợp, hiệu quả bảo đảm người mắc Covid-19 được điều trị kịp thời.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý và điều trị người mắc Covid-19 cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện theo dõi, khám và phục hồi chức năng một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả cho người mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh trong vòng 12 tháng.

Huy động nguồn nhân lực từ các địa phương, đơn vị lân cận khi dịch bùng phát; huy động lực lượng y tế ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch. Có chính sách phân bổ nhân lực hợp lý cho y tế dự phòng và y tế cơ sở, thực hiện trách nhiệm xã hội và chế độ luân phiên có thời hạn.

Bảo đảm cơ cấu hợp lý đội ngũ nhân lực là bác sĩ và điều dưỡng có đủ năng lực về hồi sức cấp cứu; nâng cao năng lực cho các lực lượng trong ngành y tế, lực lượng tại địa phương, lực lượng huy động tham gia phòng, chống dịch, đặc biệt là cán bộ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khác của chương trình là bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của người dân. Cụ thể, các địa phương tiếp tục triển khai kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch gắn với phương án hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại địa phương (đến tận xã, phường, tổ dân phố) và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.

Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch khoa học, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài.

 Nghị quyết của Chính phủ cũng lưu ý phải liên tục cập nhật kinh nghiệm thực tiễn tốt trên thế giới về việc mở cửa lại cơ sở giáo dục, đào tạo an toàn, kịp thời; thường xuyên kiểm tra, đánh giá để hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc biệt là đối với trẻ em để có giải pháp kịp thời.

Theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Bệnh truyền nhiễm nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Theo Quang Phong/Dân trí 

https://dantri.com.vn/xa-hoi/se-loai-covid19-khoi-danh-muc-benh-truyen-nhiem-dac-biet-nguy-hiem-20220317190505341.htm

  • Từ khóa

Quảng Trị: Trâu thả rông chết bất thường trong rừng

Khoảng 20 con trâu được phát hiện chết bất thường, nằm rải rác tại các vùng rừng tràm, rừng cao su thuộc địa bàn xã Triệu Ái.
10:11 - 07/02/2025
85 lượt xem

Có sự thay đổi lương hưu từ 1-7-2025?

Căn cứ theo Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 từ ngày 1-7-2025, có 2 nhóm đối tượng đủ kiều kiện nghỉ hưu sớm không bị trừ tỉ lệ lương hưu hàng...
08:53 - 07/02/2025
108 lượt xem

Thời tiết hôm nay 7/2: Bắc Bộ mưa nhỏ, rét đậm

Dự báo thời tiết hôm nay (7/2), Bắc Bộ mưa nhỏ, trời rét đậm, có nơi rét hại; Trung Bộ mưa rào, có nơi mưa to và dông; Nam Bộ ngày nắng.
07:19 - 07/02/2025
162 lượt xem

Hơn 40.000ha rừng có nguy cơ cháy cao, Kiên Giang làm gì để ứng phó?

Dự báo mùa khô 2025 nắng nóng kéo dài, hanh khô. Qua khảo sát thực tế và ghi nhận có hơn 40.000ha rừng có nguy cơ cháy cao nên Kiên Giang chủ động nhiều...
16:30 - 06/02/2025
505 lượt xem

Hơn 900 người chết vì tai nạn giao thông trong tháng đầu năm 2025

Theo thống kê của Cục CSGT Bộ Công an, trong tháng đầu năm 2025 toàn quốc xảy ra 1.702 vụ tai nạn giao thông khiến 917 người chết và 1.163 người bị...
14:08 - 06/02/2025
625 lượt xem