4
/
100060
TP HCM chuẩn bị hơn 19.679 tỉ đồng hàng Tết 2021
tp-hcm-chuan-bi-hon-19-679-ti-dong-hang-tet-2021
news

TP HCM chuẩn bị hơn 19.679 tỉ đồng hàng Tết 2021

Thứ 6, 06/11/2020 | 10:40:25
431 lượt xem

Lượng chuẩn bị hàng Tết nhằm dự trữ, cung ứng cho 2 tháng trước và sau Tết nguyên đán Tân Sửu 2021, tăng 652,4 tỉ đồng (3,43%) so với nguồn vốn chuẩn bị Tết Canh Tý 2020.

Tổng dự trữ trên do các doanh nghiệp thương hiệu mạnh, quy mô chi phối thị trường trong mảng phân phối như Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh, BigC, Aeon Citimart…và các đơn vị cung ứng chủ lực mặt hàng lương thực, thực phẩm như: Vissan, Sagrifood (thịt gia súc), Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt (trứng gia cầm); Foodcosa, Vinh Phát, Tấn Vương (gạo); Thành Thành Công (đường); Colusa – Miliket, Bình Tây (mì, bún, phở khô); San Hà, Long Bình, Feddy (thịt gia cầm); Phong Thúy, Thảo Nguyên, Phước An (rau củ quả); Liên Thành (nước mắm)…thực hiện.  

7.132,6 tỉ đồng trong đó được dùng để chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường. Riêng Tháng cao điểm phục vụ Tết (từ ngày 1 đến ngày 30 tháng Chạp Âm lịch), tổng giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp chuẩn bị là 10.425,6 tỉ đồng, hàng bình ổn thị trường là 4.172,4 tỉ đồng.  

Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết lượng hàng chuẩn bị tiêu thụ Tết năm nay tăng 4,4% – 17,3% so với kế hoạch TP giao và tăng 12% – 21,2% so với kết quả thực hiện Tết Canh Tý 2020. Nhiều nhóm hàng chuẩn bị lượng lớn, chi phối từ 22% – 54,5% nhu cầu thị trường như: thịt gia cầm 7.488,2 tấn (chiếm 54,5%), trứng gia cầm 67,9 triệu quả (47%), thực phẩm chế biến 1.051,8 tấn (28,1%), thịt gia súc 5.594,4 tấn (21%), dầu ăn 1.671,8 tấn (27,5%), gạo 3.943,2 tấn (31,5%)...  

TP HCM chuẩn bị hơn 19.679 tỉ đồng hàng Tết 2021 - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp kỳ vọng vào sức tiêu thụ thị trường Tết Tân Sửu 2021

Cũng theo ông Tú, thông qua cầu nối là Sở Công Thương TP HCM và Sở Công Thương các tỉnh thành, nhiều doanh nghiệp TP HCM đã chủ động bổ sung nguồn hàng là nông sản, đặc sản các địa phương vào danh mục sản phẩm Tết.   

"Thông qua chương trình hợp tác thương mại giữa TP HCM và các tỉnh, chúng tôi đã làm việc với các địa phương có nguồn cung lượng hàng lớn cho Thành phố như Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang cùng một số tỉnh miền Trung, miền Bắc ... để nắm bắt tình hình hoạt động nuôi trồng, sản xuất hàng Tết, hình thành các chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ, hỗ trợ đưa hàng hóa nông sản từ các tỉnh, thành vào hệ thống phân phối TP HCM và đưa hàng hóa TP HCM vào hệ thống phân phối các tỉnh, thành" – ông Minh Tú nói cho hay.   

Các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết, đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mại giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như: thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm...  

Bên cạnh đó, trong tháng cận Tết nhằm kích thích mua sắm tiêu dùng, các doanh nghiệp sẽ thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, tập trung vào các mặt hàng nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo… Đặc biệt nhiều hệ thống phân phối lớn như Co.opmart, Co.opXtra, Satra, Aeon – Citimart, BigC dự kiến tổ chức nhiều chương trình khuyến mại giảm giá từ 5% – 49% cho hàng ngàn mặt hàng Tết.

Lên kế hoạch vừa kinh doanh vừa phòng chống dịch Covid-19

Với đặc thù là trung tâm tiếp nhận, phân phối hàng hóa từ các tỉnh thành về TP HCM, 3 chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền đang cung ứng khoảng  60%-70% lượng rau củ quả, thủy hải sản, thịt gia súc tiêu thụ tại TP mỗi ngày. Thời điểm bình thường, mỗi ngày 3 chợ đầu mối tiếp nhận, phân phối khoảng 9.000 tấn hàng hoá. Dự kiến, vào thời điểm cận Tết, lượng hàng sẽ tăng khoảng 80%, lên đến 15.000 – 16.000 tấn/ngày.  

Đến thời điểm này, Ban quản lý các chợ đầu mối đã xây dựng xong kế hoạch chuẩn bị hàng Tết, trong đó đặc biệt chú trọng công tác phòng chống dịch Covid-19, phóng cháy chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại chợ. Cùng với đó là tăng cường kiểm tra, theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập; tình hình giá cả hàng hóa tại nguồn và về chợ; nắm bắt tình hình kinh doanh, kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng của thương nhân trong chợ. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát; đảm bảo hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện nghiêm túc quy định về niêm yết giá; hàng hóa kinh doanh có nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm an toàn thực phẩm… 

Còn tại các chợ truyền thống, Ban quản lý các chợ có phương án tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát về việc chấp hành các quy định pháp luật về giá, niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, không kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/kinh-te/tp-hcm-chuan-bi-hon-19679-ti-dong-hang-tet-2021-20201106072125279.htm

  • Từ khóa

Bán hàng online thắng lớn

Trong khi nhiều cửa hàng kinh doanh truyền thống vẫn chưa mở cửa thì các đơn hàng online đã tấp nập đến tay người tiêu dùng
09:00 - 06/02/2025
6 lượt xem

Doanh nghiệp logistics đầu tư mạnh, nâng cao sức cạnh tranh

Các doanh nghiệp ngành logistics đã và đang đầu tư mạnh cho công nghệ, chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
07:20 - 06/02/2025
60 lượt xem

Dân ùn ùn mua nhẫn tròn trơn, nhà vàng lo 'cháy hàng'

Sáng 5.2, nhiều người dân ùn ùn đi mua vàng, chủ yếu mua nhẫn tròn trơn. Từ nay tới ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng giêng năm Ất Tỵ), nhiều đơn vị kinh...
15:51 - 05/02/2025
427 lượt xem

5 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc chiếm 76% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.
13:56 - 05/02/2025
491 lượt xem

Cẩn trọng đặt phòng qua ứng dụng, mạng xã hội

Nhiều du khách đã trở thành nạn nhân khi đặt phòng qua ứng dụng, mạng xã hội dịp Tết vừa qua.
11:39 - 05/02/2025
565 lượt xem