4
/
169664
Cần khoảng 2.000 tỉ khôi phục hàng ngàn vị trí cầu đường hư hỏng sau bão số 3
can-khoang-2-000-ti-khoi-phuc-hang-ngan-vi-tri-cau-duong-hu-hong-sau-bao-so-3
news

Cần khoảng 2.000 tỉ khôi phục hàng ngàn vị trí cầu đường hư hỏng sau bão số 3

Thứ 2, 16/09/2024 | 12:58:17
2,046 lượt xem

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, tính đến tối 14.9, có 4.177 vị trí đoạn đường bị thiệt hại và ảnh hưởng sau cơn càn quét của bão số 3.

Trong đó, có 3.924 vị trí bị thiệt hại do sạt lở đất, sụt nền đường, đứt đường và hư hỏng cầu cống; 253 vị trí mặt đường bị ngập nước; sập đổ 2 nhịp cầu Phong Châu; dừng khai thác 4 cầu khác trên quốc lộ (QL) để bảo đảm an toàn trong điều kiện nước dâng cao, chảy siết; hàng trăm báo hiệu đường bộ bị gãy, đổ và các hư hại khác cần được sửa chữa, thay thế.

Cần khoảng 2.000 tỉ khôi phục hàng ngàn vị trí cầu đường hư hỏng sau bão số 3- Ảnh 1.

Lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường để lên phương án xử lý điểm sạt lở trên QL4D. ẢNH: BỘ GTVT

Trong những ngày qua, Bộ GTVT đã ban hành các công điện đôn đốc, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị triển khai khắc phục hậu quả thiên tai nhằm sớm khôi phục giao thông các vị trí, đoạn đường bị tắc, đồng thời phân luồng, phân tuyến giao thông qua khu vực bị tắc hoặc không bảo đảm an toàn giao thông.

Quảng cáoVới tinh thần huy động tổng lực để bảo đảm giao thông, đến tối 14.9 ngành đường bộ đã khắc phục được 555 vị trí, còn 12 vị trí chưa thông do sạt lở do khối lượng lớn, địa hình khó khăn trong việc đưa máy móc tiếp cận vào thi công.

Riêng địa bàn tỉnh Lào Cai là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 với tổng số 58 vị trí sạt, trượt trên các QL gây ách tắc giao thông, các lực lượng quản lý đường bộ đã chủ động, khẩn trương xử lý các vị trí sạt lở ngay khi xảy ra. Tính đến 15 giờ ngày 14.9, đã khắc phục thông xe được 55 vị trí (cơ bản bản đảm bảo giao thông trên các tuyến QL trên địa bàn tỉnh). Còn 3 vị trí sạt lở taluy dương, đứt đường và taluy âm tại nhiều điểm, điều kiện địa chất phức tạp, nước ngầm lớn và khối lượng lớn, Cục Đường bộ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan huy động máy móc, thiết bị tập trung xử lý các vị trí sạt lở còn lại, phấn đấu thông xe từ hôm nay (16.9).

Một số các địa phương khác như Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng còn một số điểm bị tắc nhưng do tính chất phức tạp về địa hình, địa chất dự kiến thông đường trước 30.9.

Ngoài ra, còn 7 điểm nước ngập sâu chưa thể thông xe như: tỉnh Hà Nam có 3 vị trí trên QL1, tuyến tránh TP Phủ Lý; Ninh Bình 1 vị trí trên QL38B; tỉnh Phú Thọ 1 vị trí trên QL2D; Thanh Hóa còn 2 vị trí trên QL217. Các vị trí này chưa xác định được thời gian thông xe vì ngập lụt cả khu vực.

Vụ sập cầu Phong Châu: Nước sông Hồng rút chậm, tìm kiếm nạn nhân rất gian nan

Để đảm bảo giao thông trên các tuyến QL, trong những ngày qua, Cục Đường bộ đã cấp cho các địa phương: Lao Châu, Điện Biên 2.000 rọ thép, Lào Cai 3.000 rọ thép, Hà Giang 1.500 rọ thép, Cao Bằng 2.500 rọ thép, Bắc Kạn 1.500 rọ thép, Yên Bái 5.000 rọ thép để khắc phục, bảo đảm giao thông.

"Hiện trong kho dự trữ vật tư dự phòng vẫn còn 206.000 rọ, bảo đảm cung ứng cho các địa phương khi có nhu cầu, và Cục cũng đã có kế hoạch điều động 40.000 rọ thép từ miền Trung ra cho các tỉnh phía bắc để khắc phục hậu quả" - lãnh đạo đơn vị thông tin.

Theo lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam, chỉ tính tắc đường trên các tuyến QL đã có 820 vị trí, trong đó có 567 vị trí do sạt lở, sụt nền đường hư hỏng cầu cống và 253 vị trí do nước lũ dâng.

Cần khoảng 2.000 tỉ khôi phục hàng ngàn vị trí cầu đường hư hỏng sau bão số 3- Ảnh 2.

Công nhân tập trung khắc phục điểm đường sắt ngập lụt tại Km162 tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai. ẢNH: BỘ GTVT

Về đường sắt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết khu vực các tỉnh phía bắc và Bắc Trung bộ có mưa to đến rất to, gió lớn đã làm hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM và các tuyến đường sắt phía bắc.

Đơn vị đường sắt đã và đang tập trung nhân lực, vật tư, thiết bị, khẩn trương cứu chữa khắc phục hậu quả, đảm bảo thông đường trong thời gian nhanh nhất.

Ước tính cần 2.000 tỉ đồng khắc phục hậu quả đường bộ

Theo Cục Đường bộ, hiện nay các lực lượng, các đơn vị đang tập trung công tác cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm giao thông để phục vụ cứu nạn, cứu hộ, vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phục vụ giao thông cho công việc khác nên chưa đánh giá chính xác, đầy đủ các thiệt hại đối với kết cấu hạ tầng đường bộ. Bước đầu, ước tính thiệt hại cần khắc phục khoảng 2.000 tỉ đồng. Trong đó, chi phí đảm bảo giao thông gồm chi phí để hót sụt, đắp lại nền đường, xây dựng tạm đường tránh, cầu, cống tạm, bổ sung thay thế bảo hiệu và khôi phục giao thông tạm trên các quốc lộ bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão khoảng trên 500 tỉ đồng. Để xây xây dựng lại các tuyến QL bị thiệt hại, hư hỏng do bão, mưa lũ, sạt lở đất bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ước tính cần 1.500 tỉ đồng (chưa bao gồm chi phí dự kiến xây dựng lại cầu Phong Châu mới với quy mô 4 làn xe, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, dự kiến khoảng 800 tỉ đồng).

Theo Hà Mai/Thanh niên

https://thanhnien.vn/can-khoang-2000-ti-khoi-phuc-hang-ngan-vi-tri-cau-duong-hu-hong-sau-bao-so-3-185240916112532549.htm

  • Từ khóa

Ôtô điện sẽ phải đóng lệ phí trước bạ từ tháng 3-2025

Quy định về mức thu lệ phí trước bạ với ôtô điện sẽ có thay đổi từ ngày 1-3-2025
21:27 - 04/02/2025
230 lượt xem

Các mốc tiến độ để khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cuối 2027

Từ 2025 giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ được tiến hành, song song với các thủ tục chuẩn bị về mặt đầu tư để kịp khởi công dự án đường sắt tốc độ cao...
16:25 - 04/02/2025
358 lượt xem

Bảo hiểm xe máy bắt buộc thu hơn 730 tỉ, bồi thường 28,5 tỉ

Tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự trong 11 tháng năm 2024 là 736,899 tỉ đồng,...
14:34 - 04/02/2025
392 lượt xem

Nhập khẩu cá tra: Hoa Kỳ liệu có 'soán ngôi' Trung Quốc?

Những năm trở lại đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra của Việt Nam, tiếp đến là Hoa Kỳ. Liệu thứ tự này có thay đổi trong năm...
12:39 - 04/02/2025
431 lượt xem

Thương mại điện tử bùng nổ, vì sao có đến 150.000 nhà bán rời sàn?

Tổng sản lượng tiêu thụ trên thương mại điện năm 2024 tăng mạnh 50,76% nhưng số lượng cửa hàng phát sinh đơn hàng lại giảm 20,25%.
10:14 - 04/02/2025
510 lượt xem