4
/
170286
Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ 3 cho Trung Quốc
viet-nam-la-nha-cung-cap-thuy-san-nhap-khau-lon-thu-3-cho-trung-quoc
news

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ 3 cho Trung Quốc

Thứ 2, 30/09/2024 | 07:18:00
2,174 lượt xem

8 tháng năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 2,8 triệu tấn thủy sản, đạt giá trị gần 11,4 tỷ USD, giảm gần 6% về lượng và 11% về kim ngạch.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), dẫn số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 2,8 triệu tấn thủy sản, đạt giá trị gần 11,4 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, con số này giảm gần 6% về lượng và 11% về kim ngạch.

Năm thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Trung Quốc bao gồm: Ecuador, Nga, Việt Nam, Canada và Ấn Độ. Trong đó, Việt Nam giữ vị trí là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ ba cho Trung Quốc.

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ ba cho Trung Quốc. Ảnh: TL 

Về mặt hàng cua, trong 8 tháng năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 86.700 tấn cua, với tổng kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD, tăng 11% về lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng lượng cua sống nhập khẩu đạt 68.400 tấn, mang lại giá trị 1,14 tỷ USD.

Bên cạnh đó, mặt hàng tôm hùm cũng ghi nhận sự tăng trưởng với mức tăng 15% về lượng và 14% về giá trị, tương đương 37.000 tấn và giá trị hơn một tỷ USD trong 8 tháng đầu năm.

Theo VASEP, dù Trung Quốc là nước sản xuất thủy sản hàng đầu thế giới, nhưng sản lượng chủ yếu đến từ nuôi trồng. Các loại hải sản tự nhiên trong nước hạn chế khiến người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng quan tâm đến những sản phẩm thủy sản tươi sống, chất lượng cao và được quốc tế công nhận.

Về sở thích tiêu dùng, người dân sống tại các thành phố ven biển Trung Quốc có xu hướng chuộng hải sản tươi sống hơn so với người tiêu dùng ở các khu vực nội địa. Đa số nhu cầu tiêu thụ hải sản sống diễn ra chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng và tổ chức (HRI). Những địa điểm phổ biến mà người tiêu dùng thường thưởng thức hải sản nhập khẩu bao gồm nhà hàng trong các khách sạn cao cấp, nhà hàng hải sản đặc sản và nhà hàng Quảng Đông.

Đối với các nhà nhập khẩu và phân phối, chợ bán buôn thủy hải sản vẫn đóng vai trò là kênh thương mại chính tại Trung Quốc. Tiêu biểu là chợ hải sản JingShen Bắc Kinh, được coi là chợ hải sản lớn nhất khu vực miền Bắc Trung Quốc, cung cấp khoảng 80% lượng thủy sản cao cấp cho thị trường Bắc Kinh, bao gồm cả các sản phẩm nhập khẩu phục vụ ngành HRI và bán lẻ.

Các nhà nhập khẩu hải sản tại chợ này phân phối sản phẩm đến người mua và nhà phân phối tại nhiều tỉnh thành lớn như Bắc Kinh, Hà Bắc, Thượng Hải, Quảng Châu, Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh.

Theo Ngọc Ngân/ Công Thương

https://congthuong.vn/viet-nam-la-nha-cung-cap-thuy-san-nhap-khau-lon-thu-3-cho-trung-quoc-349118.html

  • Từ khóa

Ôtô điện sẽ phải đóng lệ phí trước bạ từ tháng 3-2025

Quy định về mức thu lệ phí trước bạ với ôtô điện sẽ có thay đổi từ ngày 1-3-2025
21:27 - 04/02/2025
131 lượt xem

Các mốc tiến độ để khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cuối 2027

Từ 2025 giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ được tiến hành, song song với các thủ tục chuẩn bị về mặt đầu tư để kịp khởi công dự án đường sắt tốc độ cao...
16:25 - 04/02/2025
253 lượt xem

Bảo hiểm xe máy bắt buộc thu hơn 730 tỉ, bồi thường 28,5 tỉ

Tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự trong 11 tháng năm 2024 là 736,899 tỉ đồng,...
14:34 - 04/02/2025
292 lượt xem

Nhập khẩu cá tra: Hoa Kỳ liệu có 'soán ngôi' Trung Quốc?

Những năm trở lại đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra của Việt Nam, tiếp đến là Hoa Kỳ. Liệu thứ tự này có thay đổi trong năm...
12:39 - 04/02/2025
344 lượt xem

Thương mại điện tử bùng nổ, vì sao có đến 150.000 nhà bán rời sàn?

Tổng sản lượng tiêu thụ trên thương mại điện năm 2024 tăng mạnh 50,76% nhưng số lượng cửa hàng phát sinh đơn hàng lại giảm 20,25%.
10:14 - 04/02/2025
419 lượt xem