11
/
166541
Người cao tuổi rủ nhau đi học cách dùng điện thoại di động
nguoi-cao-tuoi-ru-nhau-di-hoc-cach-dung-dien-thoai-di-dong
news

Người cao tuổi rủ nhau đi học cách dùng điện thoại di động

Thứ 3, 09/07/2024 | 08:49:47
2,126 lượt xem

Đều đặn một buổi trong tháng, các ông bà cao tuổi lại đến Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành Đoàn TP.HCM) để học cách sử dụng công nghệ trên thiết bị di động.

Em Tấn Dũng (học sinh lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu) hướng dẫn bà Dung cùng cháu gái sử dụng công nghệ trên điện thoại di động, máy tính bảng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Cứ đúng 14h chiều thứ hai (của tuần thứ 2 trong tháng), các ông bà sẽ đến Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (quận 1, TP.HCM) để học về các ứng dụng công nghệ trên những chiếc điện thoại thông minh.

Trong 2 tiếng học tập, đầu buổi các cụ cao tuổi dành thời gian sinh hoạt chung và tổ chức sinh nhật cho nhau. Riêng một tiếng còn lại, các bạn tình nguyện viên sẽ cập nhật cho ông bà biết thêm những điều mới trên điện thoại.

U90 vẫn miệt mài đi học công nghệ trên điện thoại

Dù đã 85 tuổi nhưng bà Giang Thị Huấn (quận Bình Thạnh) vẫn đi xe đạp từ nhà đến lớp học để sinh hoạt chung với mọi người.

Bà Huấn cho biết được hàng xóm giới thiệu nên bà đến lớp học chung, bà sinh hoạt ở đây đã được 1 năm.

"Người già hay quên nên tôi muốn cập nhật những cái cần thiết như nhắn tin qua Zalo, Facebook, chụp ảnh, lưu ảnh, gửi ảnh, gọi xe công nghệ… Có nhớ con cháu ở xa thì biết cách bật camera để nhìn mặt và liên lạc bạn bè với nhau" - bà Huấn bộc bạch.

Cảm thấy vui khi có sân chơi riêng cho người lớn tuổi, bà Yên Hoa (quận Bình Thạnh) chia sẻ: "Ở đây bạn bè lớn tuổi giao lưu, trao đổi kiến thức và sinh hoạt đồng trang lứa rất vui. Tôi biết được nhiều cái hay và theo kịp trào lưu như lên Facebook coi thông tin rất bổ ích và giúp thời gian rảnh ở nhà không bị buồn".

Đi xe máy từ huyện Hóc Môn vào quận 1 để học, ông Bảo Quốc tự tin chia sẻ: "Giờ tôi đã biết sử dụng thành thạo điện thoại di động, có thể đặt shipper, nhắn tin qua Messenger… Trong thời gian ở nhà một mình thì tôi biết cách mở máy tính hoặc dùng điện thoại để xem tin tức.

Tôi lớn tuổi nên kiến thức về Internet không rành, khó khăn khi tự mày mò. Nhưng nhờ có lớp học nên có thể tự chủ động mọi thứ".

Đến lớp không chỉ học về công nghệ mà đây còn là sân chơi vui vẻ, bổ ích cho người cao tuổi - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Kết nối với con cháu

Bà Dương Thị Dung (quận Tân Bình) chia sẻ: "Tôi đến đây học thêm những kiến thức bổ ích cùng cháu gái 9 tuổi. Các bạn dạy dễ hiểu, trung tâm tạo thuận lợi cho người lớn tuổi như chúng tôi.

Mỗi buổi học đều có học sinh, sinh viên tình nguyện hỗ trợ nên cái gì khó chúng tôi sẽ hỏi ngay. Khi học tôi đều ghi chép trên sổ tay, về nhà nếu cần thì xem lại để giúp nhớ bài lâu".

Em Tấn Dũng (học sinh Trường phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM) chia sẻ: "Mẹ biết lớp này nên kêu em đăng ký làm tình nguyện viên hỗ trợ ông bà. Em cảm thấy vui khi tham dự chương trình có ích cho người lớn tuổi. Em có nền kiến thức về tin học và máy tính, thêm những kiến thức bên ngoài để hỗ trợ ông bà".

Giúp người lớn tuổi tránh bị lừa đảo

Là người hướng dẫn chính tại lớp học, anh Nguyễn Đăng Khoa (giám đốc Công ty TNHH quốc tế Học viện Sẻ Chia) cho biết khi dạy luôn tạo cơ hội đến ông bà có thể kết nối với con cháu, ví dụ như sử dụng ứng dụng học tiếng Anh để bà cháu có cơ hội gần nhau hơn.

"Thường sau khi học vài tháng ông bà sẽ hòa nhập tốt, vui vẻ trao đổi với nhau. Chúng tôi ban đầu dạy cách quản lý các ứng dụng trên điện thoại như máy tính, tính toán, đặt báo thức.

Sau đó dạy cách dùng Facebook, Zalo để nhắn tin và gọi điện cho nhau, tạo email, chụp hình, quay phim.

Thời gian đầu ông bà chưa phân biệt được thông tin giả, tôi vẫn kiên trì hướng dẫn giúp ông bà chọn lọc tin thật và giả, luôn nhắc các cuộc gọi mạo danh để ông bà không bị lừa" - anh Khoa nói.

Theo Ngọc Phượng/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/nguoi-cao-tuoi-ru-nhau-di-hoc-cach-dung-dien-thoai-di-dong-20240708174229906.htm

  • Từ khóa

20 địa phương chọn tiếng Anh là môn thi thứ ba trong kỳ thi vào lớp 10

Đến thời điểm hiện tại, khoảng 20 địa phương thông tin sẽ chọn tiếng Anh, hoặc ngoại ngữ, là môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay.
16:22 - 10/02/2025
344 lượt xem

Làm sao để hài hòa giữa quản lý và thực tế dạy thêm, học thêm?

Việc buộc giáo viên phải dạy thêm thông qua các trung tâm có thể giúp dễ dàng kiểm soát hoạt động này hơn, nhưng lại làm phát sinh một loạt vấn đề...
14:59 - 10/02/2025
395 lượt xem

Trường học Đan Mạch hạn chế điện thoại thông minh trong kì học mới

Đan Mạch đang xem xét lại lập trường của mình trong việc áp dụng công nghệ cao cho việc giảng dạy và quay trở lại ủng hộ cách tiếp cận truyền thống.
11:13 - 10/02/2025
483 lượt xem

Tâm tư khi cam kết không dạy thêm

Nhiều nơi yêu cầu giáo viên viết cam kết không dạy thêm khi Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14-2
10:02 - 10/02/2025
499 lượt xem

Công bằng giáo dục với trẻ nhập cư

Giáo dục cho trẻ mầm non và tiểu học tại các khu công nghiệp và khu chế xuất đang phải đối mặt với nhiều thách thức về tiếp cận.
07:47 - 10/02/2025
590 lượt xem