11
/
173836
Trung Quốc: Chương trình sau đại học giảm sức hút
trung-quoc-chuong-trinh-sau-dai-hoc-giam-suc-hut
news

Trung Quốc: Chương trình sau đại học giảm sức hút

Thứ 3, 17/12/2024 | 10:46:29
2,083 lượt xem

Xu hướng học sau đại học tại Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại và có nguy cơ đảo ngược...

Tỷ lệ sinh viên Trung Quốc đăng ký theo học chương trình sau đại học giảm dần.

Trong những năm gần đây, chương trình sau đại học tại Trung Quốc đã thu hút lượng lớn cử nhân đại học, nhất là trong bối cảnh thị trường việc làm ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, xu hướng này đang có dấu hiệu chững lại và có nguy cơ đảo ngược.

Bằng cao học trước kia được coi là con đường dẫn đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn hơn, đặc biệt là trong thị trường lao động cạnh tranh tại Trung Quốc. Tuy nhiên, số liệu mới nhất từ Bộ Giáo dục Trung Quốc cho thấy số lượng thí sinh đăng ký tuyển sinh sau đại học đã giảm năm thứ 2 liên tiếp. Xu hướng này đặt câu hỏi về tính hiệu quả và giá trị của chương trình cao học tại quốc gia này.

PGS Shen Wenqin, làm việc tại Đại học Bắc Kinh, chia sẻ: “Sinh viên hiện tại có điểm trung bình các môn học không cao. Vì vậy, việc đi làm ngay sau khi tốt nghiệp sẽ hợp lý và dễ dàng hơn tiếp tục học lên cao”.

Nguyên nhân khác là do sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm thanh niên, đặc biệt là những người mới tốt nghiệp. Theo thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi từ 16 đến 24 đã vượt qua 17% trong 4 tháng liên tiếp của năm 2024. Điều này khiến các sinh viên mới tốt nghiệp đặt câu hỏi về hiệu quả khi tiếp tục học lên cao với mức chi phí “khổng lồ”.

Bên cạnh đó, tỷ lệ “hoàn vốn cá nhân” từ việc học sau đại học, tức % mức thu nhập tăng thêm nhờ bằng thạc sĩ, tiến sĩ, đã giảm trong những năm gần đây. Chị Yang Jia, sinh viên tốt nghiệp ngành Y học dự phòng, cho biết: “Việc tìm kiếm công việc ngay sau khi tốt nghiệp là lựa chọn thực tế hơn. Tôi có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc thay vì tiếp tục theo đuổi chương trình thạc sĩ kéo dài 2 hoặc 3 năm”.

Trái ngược với số lượng thí sinh giảm, các trường đại học Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng tuyển sinh các chương trình sau đại học trong năm tới. Một số trường còn kéo dài thời gian học để giúp sinh viên có thêm cơ hội trau dồi kỹ năng. Động thái này cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều khi ảnh hưởng thời gian tìm kiếm việc làm của sinh viên và chưa mang đến những lợi ích thực tế.

Trước đó, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hệ thống “thẻ đỏ, vàng”. Cụ thể, các trường đại học có tỷ lệ việc làm sau khi tốt nghiệp dưới 50% trong hai năm liên tiếp sẽ nhận được thẻ vàng.

Những chương trình không cải thiện sẽ bị cấp thẻ đỏ, làm tăng nguy cơ bị đình chỉ hoặc đóng cửa cơ sở. Vì vậy, các cơ quan giáo dục cho rằng biện pháp trên sẽ cải thiện tình trạng việc làm kém của sinh viên tốt nghiệp nhờ vào việc trau dồi kiến thức chuyên môn.

Sự suy giảm trong số lượng sinh viên đăng ký kỳ thi tuyển sinh sau đại học tại Trung Quốc phản ánh một sự thay đổi trong cách nhìn nhận giá trị của các chương trình học sau đại học. Các trường đại học sẽ cần cân nhắc lại chiến lược tuyển sinh và chương trình đào tạo của mình để phù hợp với nhu cầu thực tế của sinh viên và thị trường việc làm.

Chuyên gia giáo dục Xiong Bingqi, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục thế kỉ 21, lý giải: “Bằng sau đại học không còn đảm bảo cơ hội nghề nghiệp tốt hơn so với bằng đại học. Vì vậy, nhiều sinh viên chuyển sang xu hướng đầu tư cho các kỹ năng thực tiễn thay vì tích lũy kiến thức lý thuyết”. 


Theo Tú Anh/GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/trung-quoc-chuong-trinh-sau-dai-hoc-giam-suc-hut-post712427.html

  • Từ khóa

Giáo dục nghề nghiệp cần đi vào thực chất

Việc chuyển giao quản lý giáo dục nghề nghiệp (GDNN) từ Bộ LĐ-TB&XH sang Bộ GD&ĐT từ năm 2025 được kỳ vọng sẽ khắc phục nhiều bất cập.
17:15 - 03/02/2025
322 lượt xem

Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho HSSV: Hun đúc khát vọng cống hiến

Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ quan trọng với mỗi nhà trường.
12:27 - 03/02/2025
439 lượt xem

Vươn xa mô hình lớp học số

Các lớp học số được tổ chức theo đơn vị lớp và theo thời khóa biểu được thiết kế đặc thù vì phụ thuộc thời khóa biểu của GV giảng dạy.
09:17 - 03/02/2025
500 lượt xem

Sáp nhập viện vào trường ĐH: Viên chức không thích nghi việc mới, được đổi việc khác

Sau khi sáp nhập vào trường ĐH, viên chức không thể thích nghi với công việc mới sẽ được sắp xếp, bố trí một công việc khác sau tối đa 24 tháng. Đây là...
06:58 - 03/02/2025
576 lượt xem

Rào cản tới quốc tế hoá giáo dục Đại học

Quốc tế hóa giáo dục đại học tại Việt Nam đang trên đà phát triển khi lượng sinh viên nước ngoài đến học tập, trao đổi ngày càng tăng.
09:20 - 02/02/2025
1,039 lượt xem