11
/
174291
Ba Lan đưa giáo dục vũ trang vào trường phổ thông
ba-lan-dua-giao-duc-vu-trang-vao-truong-pho-thong
news

Ba Lan đưa giáo dục vũ trang vào trường phổ thông

Thứ 6, 27/12/2024 | 08:49:47
2,138 lượt xem

Từ năm 2025, Ba Lan sẽ đưa chương trình 'Giáo dục An toàn' vào các trường phổ thông, dành cho học sinh từ 14 đến 16 tuổi.

Trẻ em Ba Lan sẽ học cách sử dụng súng trên những mô hình an toàn. 

Trong bối cảnh thế giới diễn ra nhiều xung đột căng thẳng, Ba Lan thông báo triển khai chương trình đào tạo bắt buộc về vũ khí cho học sinh phổ thông. Dù phần lớn quốc gia hạn chế cho trẻ em tiếp xúc với vũ khí, Chính phủ Ba Lan xem đây là bước đi cần thiết để bảo vệ an toàn của thế hệ tương lai.

Từ năm 2025, Ba Lan sẽ đưa chương trình “Giáo dục An toàn” vào các trường phổ thông, dành cho học sinh từ 14 đến 16 tuổi. Nội dung đào tạo bao gồm bắn súng, sơ cứu cơ bản và cách ứng phó với các tình huống bất ngờ, nguy hiểm do chiến tranh gây ra. Môn học mới không chỉ giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản về vũ khí, mà còn dạy các em kỹ năng sống còn trong trường hợp có chiến tranh hoặc thảm họa.

Các cuộc xung đột trên thế giới là nguyên nhân chính khiến môn học ra đời. Chương trình đào tạo vũ khí được xem là một phần trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ khả năng tự vệ trong tương lai. Ngoài ra, việc đào tạo về vũ khí giúp các em hiểu và tôn trọng các quy tắc về an toàn khi sử dụng vũ khí. 

Một yếu tố quan trọng khác là quyền sở hữu vũ khí tại Ba Lan. Nước này cho phép cá nhân sở hữu vũ khí hiện đại với các quy định nghiêm ngặt. Ví dụ, công dân muốn sở hữu vũ khí cần là người trên 21 tuổi, làm kiểm tra tâm lí và xét duyệt lí lịch cũng như chứng minh lí do sử dụng hợp lí. Vì vậy, giáo dục sớm cho trẻ em các nguyên tắc sử dụng vũ khí cơ bản là cần thiết.

Nhằm đảm bảo tính phù hợp và đổi mới với tình hình an ninh hiện tại, Chính phủ Ba Lan sẽ hợp tác với Bộ Quốc phòng nước này để thiết kế nội dung học. Trong đó, ưu tiên số một là đảm bảo an toàn cho người học.

Thay vì sử dụng súng thật, các trường sẽ sử dụng súng laser hoặc các mô hình súng để giảng dạy thực hành. Học sinh sẽ được học cách sử dụng và bảo dưỡng súng, lắp ráp và tháo rời vũ khí, cũng như cách cải thiện độ chính xác khi bắn vào mục tiêu. Điều này giúp các em làm quen với các thao tác cơ bản mà không gặp phải nguy cơ tai nạn.

Bên cạnh việc đào tạo về vũ khí, chương trình còn đề cập đến các chủ đề liên quan đến an ninh quốc gia như phòng thủ dân sự, bảo vệ thông tin trong môi trường kỹ thuật số.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, chương trình đào tạo bắt buộc về vũ khí của Ba Lan là hành động trực tiếp trước những mối đe dọa và các tình huống khẩn cấp trong tương lai. Mặc dù, chương trình này có thể gây tranh cãi, Ba Lan tin rằng, đây là một biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và trang bị cho thế hệ trẻ những kỹ năng quan trọng.

Trước những cuộc xung đột vũ trang căng thẳng tại các nước láng giềng, Chính phủ Ba Lan nhấn mạnh an toàn quốc gia là vấn đề cấp bách. Vì vậy, chương trình “Giáo dục An toàn” không chỉ là một biện pháp giáo dục, mà còn để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối phó với những mối đe dọa hiện hữu. 

Theo Tú Anh/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/ba-lan-dua-giao-duc-vu-trang-vao-truong-pho-thong-post713552.html

  • Từ khóa

Giáo dục nghề nghiệp cần đi vào thực chất

Việc chuyển giao quản lý giáo dục nghề nghiệp (GDNN) từ Bộ LĐ-TB&XH sang Bộ GD&ĐT từ năm 2025 được kỳ vọng sẽ khắc phục nhiều bất cập.
17:15 - 03/02/2025
325 lượt xem

Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho HSSV: Hun đúc khát vọng cống hiến

Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ quan trọng với mỗi nhà trường.
12:27 - 03/02/2025
442 lượt xem

Vươn xa mô hình lớp học số

Các lớp học số được tổ chức theo đơn vị lớp và theo thời khóa biểu được thiết kế đặc thù vì phụ thuộc thời khóa biểu của GV giảng dạy.
09:17 - 03/02/2025
506 lượt xem

Sáp nhập viện vào trường ĐH: Viên chức không thích nghi việc mới, được đổi việc khác

Sau khi sáp nhập vào trường ĐH, viên chức không thể thích nghi với công việc mới sẽ được sắp xếp, bố trí một công việc khác sau tối đa 24 tháng. Đây là...
06:58 - 03/02/2025
582 lượt xem

Rào cản tới quốc tế hoá giáo dục Đại học

Quốc tế hóa giáo dục đại học tại Việt Nam đang trên đà phát triển khi lượng sinh viên nước ngoài đến học tập, trao đổi ngày càng tăng.
09:20 - 02/02/2025
1,043 lượt xem