11
/
175586
Cần cơ chế đặc thù giữ chân giảng viên có trình độ
can-co-che-dac-thu-giu-chan-giang-vien-co-trinh-do
news

Cần cơ chế đặc thù giữ chân giảng viên có trình độ

Thứ 6, 24/01/2025 | 15:26:00
1,906 lượt xem

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là tiêu chuẩn quan trọng để xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.

Ảnh minh họa INT. 

Tuy nhiên, có tình trạng chung của các cơ sở giáo dục đại học là cơ cấu thu - chi mất cấn đối và thiếu tính bền vững, chủ yếu chi cho đào tạo. Nguồn thu từ học phí cũng chiếm tỷ trọng lớn so với nguồn thu khác.

Trong bối cảnh đó, Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, số lượng công bố khoa học và công trình ứng dụng khoa học công nghệ tính bình quân trên một giảng viên toàn thời gian đạt 0,6 công trình/năm được xem là động lực nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học trong hệ thống giáo dục đại học.

Nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, trước hết nhằm tạo tác động trở lại để nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp, nội dung kiến thức được truyền thụ đến người học, bảo đảm đó là kiến thức luôn mới, không lạc hậu với bối cảnh phát triển nhanh chóng của thời đại.

Nhiều cơ sở giáo dục đại học “áp” tiêu chí nghiên cứu khoa học để đánh giá chất lượng giảng viên. Nếu trong 2 - 3 học kỳ liên tục, giảng viên nào của Đại học Duy Tân không có sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ bị chuyển đổi vị trí việc làm. Mô hình phân chia giảng viên theo nhóm chuyên môn hóa nghiên cứu khoa học - giảng dạy và nhóm giảng viên giảng dạy - nghiên cứu cũng là cách để đảm bảo hài hòa trong nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đại học. 

Trong đó, nhóm giảng viên nghiên cứu khoa học - giảng dạy chủ yếu tập trung vào nghiên cứu khoa học, nghiên cứu những công trình ngoài trường, tham gia giảng dạy chỉ đạt định mức tối thiểu; nhóm giảng viên giảng dạy - nghiên cứu thì các công trình nghiên cứu sẽ phục vụ cho việc giảng dạy ở cấp cơ sở.

Sự thay đổi mạnh mẽ trong cộng đồng nghiên cứu quốc tế với những yêu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn trong chuẩn công bố khoa học, không chỉ vừa phải cung cấp những tri thức, khám phá mới, mà còn đòi hỏi tính liêm chính cao và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển cộng đồng.

Điều này đặt ra yêu cầu với giảng viên không chỉ phải cập nhật kiến thức chuyên môn, xu hướng nghiên cứu, mà còn phải có kỹ năng, nghệ thuật và thông tin cần thiết trong việc gửi các công trình nghiên cứu để được công bố và chấp nhận.

Đối với cơ sở giáo dục đại học, lãnh đạo các trường phải có chính sách đột phá hỗ trợ giảng viên công bố, xây dựng nhóm nghiên cứu, tiến tới phát triển nhóm nghiên cứu mạnh gồm những cá nhân xuất sắc, đầu đàn, làm hạt nhân cho cả nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng; từ đó nâng cao xếp hạng và học hiệu của mỗi cơ sở giáo dục.

Ngoài tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm trong công bố quốc tế, phát triển nhóm nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) còn duy trì môi trường học thuật để bồi dưỡng năng lực nghiên cứu của các giảng viên trẻ như mô hình Nhóm đọc.

Đại học Duy Tân xây dựng các nhóm nghiên cứu theo lĩnh vực chuyên ngành của từng cá nhân và có chính sách hỗ trợ, đầu tư cho cán bộ, giảng viên tham gia hội nghị - hội thảo chung với nhóm nghiên cứu của các trường đại học mà giảng viên nhà trường hợp tác được.

Tương tự, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) có chính sách đặt hàng các công trình khoa học trọng điểm với mức đầu tư 100 triệu đồng/công trình với một số điều kiện ràng buộc như phải có bài báo công bố trên tạp chí quốc tế uy tín. Nhà trường sẽ đóng vai trò cầu nối để “kéo” đề tài nghiên cứu gắn với thực tiễn địa phương và doanh nghiệp.

Tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp, kết hợp với địa phương trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng như gắn hoạt động nghiên cứu với thực tiễn, tăng cường hợp tác quốc tế là “công thức” chung của các cơ sở giáo dục đại học để tăng nguồn thu từ nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, để có thể thu hút thêm nhân lực cũng như giữ chân các nhà nghiên cứu, giảng viên có trình độ, cần có chính sách hỗ trợ từ Nhà nước thông qua cơ chế đặc biệt, để đảm bảo các nhà khoa học phải sống được bằng chính năng lực nghiên cứu khoa học của họ chứ không chỉ dừng lại ở thưởng đột xuất khi có kết quả.

Theo Ánh Ngọc/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/can-co-che-dac-thu-giu-chan-giang-vien-co-trinh-do-post717204.html

  • Từ khóa

Giáo dục nghề nghiệp cần đi vào thực chất

Việc chuyển giao quản lý giáo dục nghề nghiệp (GDNN) từ Bộ LĐ-TB&XH sang Bộ GD&ĐT từ năm 2025 được kỳ vọng sẽ khắc phục nhiều bất cập.
17:15 - 03/02/2025
251 lượt xem

Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho HSSV: Hun đúc khát vọng cống hiến

Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ quan trọng với mỗi nhà trường.
12:27 - 03/02/2025
359 lượt xem

Vươn xa mô hình lớp học số

Các lớp học số được tổ chức theo đơn vị lớp và theo thời khóa biểu được thiết kế đặc thù vì phụ thuộc thời khóa biểu của GV giảng dạy.
09:17 - 03/02/2025
431 lượt xem

Sáp nhập viện vào trường ĐH: Viên chức không thích nghi việc mới, được đổi việc khác

Sau khi sáp nhập vào trường ĐH, viên chức không thể thích nghi với công việc mới sẽ được sắp xếp, bố trí một công việc khác sau tối đa 24 tháng. Đây là...
06:58 - 03/02/2025
504 lượt xem

Rào cản tới quốc tế hoá giáo dục Đại học

Quốc tế hóa giáo dục đại học tại Việt Nam đang trên đà phát triển khi lượng sinh viên nước ngoài đến học tập, trao đổi ngày càng tăng.
09:20 - 02/02/2025
976 lượt xem