11
/
82198
Các tỉnh hối hả lập danh sách tuyển dụng đặc cách, Hà Nội bình chân như vại
cac-tinh-hoi-ha-lap-danh-sach-tuyen-dung-dac-cach-ha-noi-binh-chan-nhu-vai
news

Các tỉnh hối hả lập danh sách tuyển dụng đặc cách, Hà Nội bình chân như vại

Thứ 5, 14/11/2019 | 10:05:05
698 lượt xem

Ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng trước ngày 31/12/2015, nhiều địa phương đã triển khai. Trong khi đó, giáo viên hợp đồng của Hà Nội lại ngồi trên lửa vì cho đến giờ điều họ nhận được là ngày 17/11 tới tiếp tục thi vòng 2.

Giáo viên hợp đồng Hà Nội vẫn mòn mỏi chờ đợi

Cụ thể, ngày 13/11, UBND TP Buôn Ma Thuật đã có văn bản gửi hiệu trưởng các trường từ mầm non đến THCS công lập trên địa bàn thành phố về việc rà soát danh sách giáo viên hợp đồng trước ngày 31/12/2015 nganh sau khi có công văn của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách đối với những giáo viên này.

Trước đó, ngày 11/11, Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk đã có công văn gửi các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở yêu cầu.

Theo đó, thủ trưởng các đơn vị này được yêu cầu lập tờ trình đề nghị Sở GD&ĐT tuyển dụng đặc cách các giáo viên đang hợp đồng giảng dạy theo vị trí việc làm tại đơn vị với 3 điều kiện theo yêu cầu của Bộ Chính trị: Có hợp đồng trước 31/12/2015, có đóng bảo hiểm xã hội, còn trong chỉ tiêu biên chế.

Hồ sơ gửi về sở bao gồm tờ trình của đơn vị; danh sách giáo viên đủ điều kiện; hợp đồng lao động có photo công chứng, sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về quá trình đóng bảo hiểm bắt buộc từ khi hợp đồng đến nay; phiếu nhận xét, đánh giá giáo viên hợp đồng của 3 năm 2016, 2017, 2018. Các tài liệu trên được yêu cầu gửi đến Sở GD&ĐT trước 13/11.

Tiếp đến, ngày 12/11, Văn phòng UBND tỉnh Hà Nam cũng đã có công văn gửi các Sở Nội vụ, Giáo dục - Đào tạo và UBND các huyện, thành phố về việc tuyển dụng đặc biệt trên.

Theo đó, tỉnh Hà Nam giao Sở Nội vụ chủ trì với Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố rà soát, tổng hợp danh sách giáo viên đã có hợp đồng lao động từ 2015 trở về trước và tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đủ tiêu chuẩn. Sở Nội vụ được yêu cầu tổng hợp, báo cáo kết quả lên UBND tỉnh trước ngày 17/11 tới.

Thông tin này khiến các giáo viên hợp đồng tại Hà Nội vô cùng sốt ruột, bởi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã tuyên bố rất rõ trước HĐND thành phố Hà Nội về việc tuyển dụng đặc cách các giáo viên này. Không những thế, mới đây Bộ Nội vụ đã gửi công văn số 5378 nói rất rõ về vấn đề này, nhưng lại không thực hiện, trong khi các tỉnh khác đều đã làm.

Thầy Nguyễn Viết Tiến, giáo viên hợp đồng trường THCS Xuân Sơn, Thị xã Sơn Tây buồn bã nói: Hà Nội đấu tranh mà bây giờ các tỉnh khác được hưởng lợi trong khi giáo viên hợp đồng của Hà Nội mòn mỏi đợi quyết định nhân văn của các cấp lãnh đạo gần 1 năm trời nay. Bộ Nội vụ có công văn 5378 tháo gỡ bất cập trong công tác tuyển dụng giáo viên và giải quyết tồn đọng lịch sử trong 20 năm qua.

Trong việc này tôi thấy lãnh đạo và các vị đại biểu quốc hội rất quan tâm đến giáo viên hợp đồng. Khi Bộ nội vụ ban hành công văn 5378 xét đặc cách giáo viên hợp đồng có hợp đồng từ ngày 31/12/2015 trở về trước, có đóng bảo hiểm và trong chỉ tiêu biên chế làm cho hàng nghìn giáo viên hợp đồng trên cả nước mừng như vỡ oà".

Theo thầy Tiến, sau khi chứng kiến các đồng nghiệp trên cả nước bắt đầu được hưởng quyết định nhân văn của các cấp lãnh đạo thì ngay tại Hà Nội giáo viên hợp đồng như thầy lần lượt bị các cấp lãnh đạo chấm dứt hợp đồng.

"Vậy trong khi Bộ nội vụ và Thủ tướng Chính Phủ tạo điều kiện cho giáo viên hợp đồng thì lãnh đạo TP Hà Nội vẫn chưa có một câu trả lời bằng văn bản để giáo viên hợp đồng chúng tôi thỏa đáng. Chúng tôi cảm thấy như bị lãng quên một lần nữa vì đã bị lãnh đạo bỏ quên một lần không xét đặc cách theo NĐ 29/2012 rồi. Đến lúc này giáo viên hợp đồng Hà Nội mong lãnh đạo thành phố Hà Nội sớm trả lời chúng tôi bằng một văn bản xét đặc cách giáo viên hợp đồng theo đúng tinh thần của  Bộ Nội vụ ra ngày 5/11/2019 vừa qua" - thầy Tiến nói.

Theo Nghiêm Huê/Tiền phong

https://www.tienphong.vn/giao-duc/cac-tinh-hoi-ha-lap-danh-sach-tuyen-dung-dac-cach-ha-noi-binh-chan-nhu-vai-1486299.tpo

  • Từ khóa

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số

Không chỉ ưu tiên nguồn lực bảo tồn văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc thiểu số, thời gian qua, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm giữ gìn tiếng nói, chữ...
08:48 - 11/02/2025
9 lượt xem

Minh bạch để bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày...
07:08 - 11/02/2025
57 lượt xem

20 địa phương chọn tiếng Anh là môn thi thứ ba trong kỳ thi vào lớp 10

Đến thời điểm hiện tại, khoảng 20 địa phương thông tin sẽ chọn tiếng Anh, hoặc ngoại ngữ, là môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay.
16:22 - 10/02/2025
391 lượt xem

Làm sao để hài hòa giữa quản lý và thực tế dạy thêm, học thêm?

Việc buộc giáo viên phải dạy thêm thông qua các trung tâm có thể giúp dễ dàng kiểm soát hoạt động này hơn, nhưng lại làm phát sinh một loạt vấn đề...
14:59 - 10/02/2025
444 lượt xem

Trường học Đan Mạch hạn chế điện thoại thông minh trong kì học mới

Đan Mạch đang xem xét lại lập trường của mình trong việc áp dụng công nghệ cao cho việc giảng dạy và quay trở lại ủng hộ cách tiếp cận truyền thống.
11:13 - 10/02/2025
528 lượt xem