11
/
82294
Thầy cô 'dành cả thanh xuân' ươm mầm tương lai trên đảo Bạch Long Vỹ
thay-co-danh-ca-thanh-xuan-uom-mam-tuong-lai-tren-dao-bach-long-vy
news

Thầy cô 'dành cả thanh xuân' ươm mầm tương lai trên đảo Bạch Long Vỹ

Thứ 6, 15/11/2019 | 14:50:13
783 lượt xem

Mỗi lớp học sinh trưởng thành là những năm tháng các thầy cô cất đi chuyện riêng tư để toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp "gieo chữ" nơi đảo xa.

Thay co 'danh ca thanh xuan' uom mam tuong lai tren dao Bach Long Vy hinh anh 1

Cô giáo Vũ Thị Hà đang hướng dẫn học sinh lớp 2, Trường tiểu học Bạch Long Vỹ, học bài. (Ảnh: Minh Thu/TTXVN)

Trường Tiểu học và Trường Mầm non Bạch Long Vỹ (huyện đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng), nằm cách xa đất liền hơn 100km nhưng có nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành từ ngôi trường đảo xa này.

Để nâng bước các em đến trường, các thầy cô giáo ở đây đã dành cả tuổi thanh xuân bền bỉ chăm lo, uốn nắn cho các em từng con chữ, vun trồng niềm tin yêu, tự hào về biển trời Tổ quốc.

Thầy Ngô Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học-Mầm non Bạch Long Vỹ, cho biết năm học 2019-2020, Trường có 8 cán bộ, giáo viên, người lao động giảng dạy, chăm lo cho 46 học sinh; trong đó có 26 học sinh mầm non, còn lại 20 học sinh tiểu học.

Cô giáo Vũ Thị Hà, Trường tiểu học Bạch Long Vỹ, tâm sự hiếm có thầy cô mang trọng trách của giáo viên phụ trách tới 4 lớp trong một ngày.

Do ít học sinh, cô Hà đảm nhận giảng dạy cho các em từ lớp 2 đến lớp 5. Các em được chia thành nhóm, cô giảng cho nhóm này xong lại sang giảng dạy nhóm khác.

Lớn lên từ lớp học này, nhiều học sinh đã trưởng thành và quay lại làm việc tại huyện đảo như: Anh Hoàng Việt Hà, làm kế toán tại Ban Quản lý cảng và khu neo đậu tàu Bạch Long Vỹ; chị Đinh Thị Hương, làm việc tại Văn phòng của huyện Bạch Long Vỹ.

Có những gia đình, cả bố và con đều là học trò của cô giáo Hà như: Gia đình anh Đinh Văn Đại, con trai anh Đại là cháu Đinh Huyền Vũ đang học lớp 2 tại Trường Tiểu học Bạch Long Vỹ...

Mỗi lớp học sinh trưởng thành là những năm tháng các thầy cô "cất đi" những chuyện riêng tư để toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp "gieo chữ" nơi đảo xa.

Cô giáo Hà cho biết năm 2002, sau khi học xong Trung cấp sư phạm tại Đại học Hải Phòng, cô được giới thiệu ra đảo Bạch Long Vỹ công tác.

Thời điểm những năm 2000, Bạch Long Vỹ thiếu mọi thứ: điện, nước, tiếng xe cộ, tiếng người thân. Tàu thuyền đi từ đất liền ra đảo khó khăn, mỗi lần ra là một lần say sóng. Kỷ niệm buồn nhất với cô Vũ Thị Hà là cả hai lần bố mẹ mất, cô đều không về kịp.

Trẻ trung, sôi nổi nhưng cô Lưu Thị Thoa, giáo viên Mầm non vẫn chọn Bạch Long Vỹ là nơi gắn bó. Năm 2008, cô Thoa theo chồng ra đảo.

11 năm qua, hai con của cô Lưu Thị Thoa đều ở với người quen. Bù đắp cho nỗi niềm xa con của cô chính là tiếng cười nói của các bé do cô Thoa chăm sóc từng ngày.

Thay co 'danh ca thanh xuan' uom mam tuong lai tren dao Bach Long Vy hinh anh 2

Cô giáo Lưu Thị Thoa đang cùng các cháu bé lớp mầm non 2- 3 tuổi Trường mầm non Bạch Long Vỹ sinh hoạt văn nghệ. (Ảnh: Minh Thu/TTXVN)

Chia sẻ về cuộc sống của các thầy, cô giáo trên đảo, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bạch Long Vỹ Trần Quang Tường cho biết có trên 100 cháu sinh ra và lớn lên ở đảo, trong đó có nhiều cháu là học trò của các thầy, cô tại Trường Tiểu học và Mầm non Bạch Long Vỹ.

Ông Tường chia sẻ mỗi thầy, cô giáo đến công tác tại Trường Tiểu học và Mầm non Bạch Long Vỹ trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều có chung tình yêu thương đối với các học sinh.

Năm học 2019-2020, Trường Tiểu học và Mầm non Bạch Long Vỹ được xây thêm hai dãy nhà mới để phục vụ việc dạy và học tốt hơn.

Dù điều kiện vật chất đã có nhiều thay đổi nhưng đời sống tinh thần của các thầy cô nói riêng, cán bộ, nhân dân trên đảo Bạch Long Vỹ vẫn rất thiếu thốn, nhất là việc chia sẻ tinh thần với người thân. Các học sinh hiện vẫn chưa được tiếp cận với môn ngoại ngữ và tin học.

Vì thế, sự quan tâm, chăm lo thiết thực về vật chất, tinh thần từ đất liền, thành phố Hải Phòng, huyện đảo Bạch Long Vỹ sẽ góp phần động viên thầy cô giáo, học sinh tiếp tục nỗ lực dạy và học, gìn giữ tiếng trống trường, gieo tiếng trẻ học bài trên vùng biển trời thiêng liêng của Tổ quốc./.

Theo Minh Thu (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/thay-co-danh-ca-thanh-xuan-uom-mam-tuong-lai-tren-dao-bach-long-vy/607616.vnp

  • Từ khóa

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số

Không chỉ ưu tiên nguồn lực bảo tồn văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc thiểu số, thời gian qua, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm giữ gìn tiếng nói, chữ...
08:48 - 11/02/2025
9 lượt xem

Minh bạch để bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày...
07:08 - 11/02/2025
57 lượt xem

20 địa phương chọn tiếng Anh là môn thi thứ ba trong kỳ thi vào lớp 10

Đến thời điểm hiện tại, khoảng 20 địa phương thông tin sẽ chọn tiếng Anh, hoặc ngoại ngữ, là môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay.
16:22 - 10/02/2025
391 lượt xem

Làm sao để hài hòa giữa quản lý và thực tế dạy thêm, học thêm?

Việc buộc giáo viên phải dạy thêm thông qua các trung tâm có thể giúp dễ dàng kiểm soát hoạt động này hơn, nhưng lại làm phát sinh một loạt vấn đề...
14:59 - 10/02/2025
444 lượt xem

Trường học Đan Mạch hạn chế điện thoại thông minh trong kì học mới

Đan Mạch đang xem xét lại lập trường của mình trong việc áp dụng công nghệ cao cho việc giảng dạy và quay trở lại ủng hộ cách tiếp cận truyền thống.
11:13 - 10/02/2025
528 lượt xem