Khi vượt qua lằn ranh đạo đức nghề nghiệp, cái giá phải trả là vô cùng nghiệt ngã.
Trong bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là tài chính, đạo đức nghề nghiệp luôn là nguyên tắc cốt lõi. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng khi đồng tiền chi phối, nhiều người sẵn sàng đánh đổi những giá trị nền tảng để trục lợi cá nhân.
Các bị cáo trong đại án Vạn Thịnh Phát
Trong đại án Vạn Thịnh Phát, nhiều lãnh đạo cấp cao từng giữ vị trí quan trọng tại SCB – một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam – đã phải hầu tòa, đối mặt với những bản án nghiêm khắc. Những cái tên như Võ Tấn Hoàng Văn – cựu Tổng giám đốc, Trần Thị Mỹ Dung – cựu Phó Tổng giám đốc, và Trương Khánh Hoàng – cựu quyền Tổng giám đốc… để lại không ít tiếc nuối bởi họ từng được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo khi tuổi đời còn rất trẻ, cho thấy năng lực và tài năng nổi bật.
Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung – cựu Phó Tổng giám đốc SCB – cũng không giấu nổi xúc động khi kể lại khoảnh khắc nhìn thấy con trai và cha mẹ mình đứng lặng lẽ ở góc đường gần tòa án, chỉ để chờ chiếc xe bít bùng chở bà đi ngang qua. Đó là lần đầu tiên sau hơn hai năm xa cách, bà mới được nhìn thấy cha mẹ, dù chỉ trong chớp mắt. Cảnh tượng ấy khiến bà không kìm được nước mắt, day dứt vì những mất mát mà gia đình phải chịu đựng trong suốt thời gian qua.
Theo Trần Thái/NLĐO
https://nld.com.vn/dao-duc-nghe-nghiep-khong-chi-la-nhung-loi-noi-suong-196250129182859123.htm