190
/
173575
Không chỉ trẻ em, người lớn mắc sởi cũng dễ biến chứng nguy hiểm chớ chủ quan
khong-chi-tre-em-nguoi-lon-mac-soi-cung-de-bien-chung-nguy-hiem-cho-chu-quan
news

Không chỉ trẻ em, người lớn mắc sởi cũng dễ biến chứng nguy hiểm chớ chủ quan

Thứ 4, 11/12/2024 | 11:45:00
2,058 lượt xem

Sởi ở người lớn hay trẻ em đều có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm kết mạc, giác mạc, bội nhiễm gây viêm tai giữa, viêm ruột, các loại nhiễm trùng khác ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Không chỉ trẻ em, người lớn mắc sởi cũng dễ biến chứng nguy hiểm chớ chủ quan - Ảnh 1.

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Người lớn cũng cần cảnh giác với sởi

Bệnh nhân nam N.V.A. (38 tuổi, Thanh Hóa) tiền sử khỏe mạnh, bị sốt liên tục 5 ngày kèm theo đau họng, viêm đường hô hấp trên.

Sau 3 ngày bệnh nhân nổi ban, lúc đầu ban mọc ở mặt sau lan ra toàn thân kèm ngứa ngáy khó chịu, những ngày sau đau bụng, tiêu chảy 4-5 lần/ngày. Sau khi nhập bệnh viện tỉnh chẩn đoán sốt phát ban, điều trị không đỡ, bệnh nhân ho nhiều được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có hội chứng phát ban nghi sởi, kèm hội chứng viêm long đường hô hấp trên, khám họng thấy có hạt Koplik là những chấm trắng vùng niêm mạc má phải, thêm các dấu hiệu mắt đỏ cộm, sưng nề mi mắt. 

Bệnh nhân được xét nghiệm khẳng định là nhiễm sởi. Sau 5 ngày được điều trị tích cực, bệnh nhân đã khỏi và được xuất viện không có biến chứng.

Trường hợp khác, bệnh nhân nữ T.H.B. (37 tuổi, Nam Định), sốt 3 ngày kèm theo phát ban đỏ mọc từ mặt, cổ sau lan ra toàn thân, kèm đau rát họng, đau bụng, tiêu chảy, khó thở. Vào bệnh viện được chẩn đoán sốt phát ban/giảm bạch cầu, tăng men gan, viêm phổi, sau điều trị kháng sinh không đỡ chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Tại đây sau khi xét nghiệm bệnh nhân được chẩn đoán sởi có biến chứng viêm phổi. Sau 3 ngày điều trị bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Một bệnh nhân khác vừa nhập viện tên V.T.T. (21 tuổi) là sinh viên ở Đống Đa, Hà Nội. Cách vào viện 3 ngày bệnh nhân xuất hiện sốt, kèm theo nổi ban đầu tiên ở mặt, sau gáy, sau đó lan ra toàn thân, kèm theo ho, chảy nước mắt, nước mũi. 

Bệnh nhân đi khám được chẩn đoán là dị ứng, sau khi được xét nghiệm sởi dương tính và được chuyển về Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai.

Không chỉ trẻ em, người lớn mắc sởi cũng dễ biến chứng nguy hiểm chớ chủ quan - Ảnh 2.

Sởi ở người lớn hay trẻ em đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm - Ảnh minh họa

Phòng các biến chứng nguy hiểm

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm, lây qua đường hô hấp do vi rút họ Paramyxoviridae gây nên.

Thời gian gần đây, thời tiết ở miền Bắc chuyển mùa nên trung tâm tiếp nhận nhiều bệnh nhân người lớn mắc sởi nhập viện. Vi rút sởi rất dễ lây theo đường không khí hoặc giọt bắn, đối tượng cảm thụ là trẻ em chưa được tiêm phòng hoặc người lớn khi lượng kháng thể trong máu suy giảm.

Sởi ở người lớn hay trẻ em đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm kết mạc, giác mạc, bội nhiễm gây viêm tai giữa, viêm ruột và các loại nhiễm trùng khác ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Có không ít người lớn chủ quan cho rằng bệnh sởi chỉ có ở trẻ em, nên không đi khám và điều trị. Với phụ nữ có thai, bệnh sởi cũng có tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và có ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai.

Theo các chuyên gia về sức khỏe, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để phòng ngừa bệnh sởi.

Bên cạnh đó cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và chất khoáng.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hằng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (sống cùng nhà, người chăm sóc bệnh nhân…).

Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh. Khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân.

Lau sàn nhà, tay nắm cửa, lan can cầu thang, mặt bàn, ghế… bằng xà phòng, hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

Khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.

Theo Tường Vy/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/khong-chi-tre-em-nguoi-lon-mac-soi-cung-de-bien-chung-nguy-hiem-cho-chu-quan-20241210213548146.htm 

  • Từ khóa

Biến chứng sau mắc cúm A, bé trai 7 tháng tuổi suy hô hấp cấp tiến triển nguy hiểm

Các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 7 tháng tuổi bị suy hô hấp cấp...
16:20 - 12/02/2025
322 lượt xem

Đại học Harvard tìm ra cách uống cà phê tốt nhất để tránh bệnh tiểu đường

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y sinh American Journal of Clinical Nutrition đã tìm ra cách uống cà phê hoàn hảo để giảm nguy cơ mắc bệnh...
13:00 - 12/02/2025
390 lượt xem

Thực hư việc cắn móng tay có thể gây mắc bệnh tim mạch

Cắn móng tay là thói quen của nhiều người, từ trẻ em đến những người trưởng thành. Vậy, liệu có phải cắn móng tay thường xuyên trong thời gian dài có thể...
13:13 - 12/02/2025
362 lượt xem

Tự dùng thuốc trị cúm làm tăng nguy cơ kháng thuốc

Ngày 11.2, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) lưu ý, thuốc kháng vi rút điều trị cúm là thuốc được chỉ định sau khi bác sĩ đánh giá cụ thể ca...
08:39 - 12/02/2025
478 lượt xem

Việt Nam sắp có 3 trung tâm xạ trị proton điều trị ung thư, sẽ được bảo hiểm y tế chi trả

Bộ Y tế giao các đơn vị triển khai đề án xây dựng trung tâm xạ trị proton ở 3 bệnh viện lớn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam là Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ...
14:55 - 11/02/2025
922 lượt xem