11
/
176180
Bộ GD-ĐT nói gì trước phản hồi trái chiều về quy định dạy thêm?
bo-gd-dt-noi-gi-truoc-phan-hoi-trai-chieu-ve-quy-dinh-day-them
news

Bộ GD-ĐT nói gì trước phản hồi trái chiều về quy định dạy thêm?

Thứ 3, 11/02/2025 | 13:56:50
158 lượt xem

Còn vài ngày nữa thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm có hiệu lực trong khi nhiều thầy, cô và phụ huynh vẫn ngổn ngang tâm tư.

Nhiều học sinh cho rằng không học thêm khó nắm vững được kiến thức để đi thi - Ảnh: NAM TRẦN

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Thưởng - thứ trưởng Bộ GD-ĐT - khẳng định:

Thông tư 29 vừa ban hành đã trải qua quy trình xây dựng căn cứ vào thực tiễn và những quy định đã ban hành trước đó, lấy ý kiến rộng rãi vì đây là quy định quản lý một vấn đề "lớn, khó" là dạy thêm.

"Hiểu, làm đúng trách nhiệm của các bên"

Việc tiếp theo của quá trình thực hiện là "hiểu, làm đúng trách nhiệm của các bên". Đây là những yếu tố quyết định để thông tư 29 thực sự đi vào cuộc sống.

Ông Phạm Ngọc Thưởng cho biết sau công điện của Thủ tướng Chính phủ ngày 7-2-2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, bộ sẽ tiếp tục có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo tiếp theo để các sở GD-ĐT tham mưu và ban hành các hướng dẫn thực hiện tại địa phương.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng: "Việc tiếp theo của quá trình thực hiện là "hiểu, làm đúng trách nhiệm của các bên" - Ảnh: NAM TRẦN

Về trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đề nghị lãnh đạo các tỉnh chỉ đạo làm tốt các nội dung nêu trong công điện của Thủ tướng như việc truyền thông cho các nhà trường, thầy cô giáo, phụ huynh, học sinh và người dân. 

Đồng thời kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định, tuyên dương, nhân rộng những tấm gương tập thể, cá nhân tận tụy, tâm huyết với học sinh. Các tỉnh, thành hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Ông Thưởng cho biết hiện đã có một số sở GD-ĐT ban hành hướng dẫn của sở thực hiện thông tư 29 và tham mưu cho địa phương ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp để phát triển giáo dục và đào tạo. 

Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT chưa triển khai cần sớm ban hành hướng dẫn, tham mưu phù hợp với địa phương.

Bổ trợ cho học sinh yếu là trách nhiệm của nhà trường

Trao đổi về trách nhiệm của nhà trường và các thầy cô giáo, ông Phạm Ngọc Thưởng cho biết:" Trách nhiệm của chúng ta là dạy học để học sinh hình thành phẩm chất, năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra, kiểm tra, đánh giá đảm bảo đúng, đủ với những yêu cầu cần đạt của chương trình. 

Với những học sinh thực sự còn đang yếu kém, còn đang lúng túng chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp, kỳ thi tốt nghiệp THPT thì trách nhiệm của nhà trường, giáo viên là bổ trợ cho các em. Khi chúng ta xác định được trách nhiệm như vậy những vấn đề khác sẽ không còn nặng nề".

Có ý kiến cho rằng không dạy thêm làm giảm thu nhập của giáo viên?

Ông Thưởng nói: "Chúng ta đều biết có rất nhiều giáo viên như giáo viên mầm non, giáo viên vùng sâu vùng xa, giáo viên nhiều bộ môn… họ không dạy thêm nhưng vẫn tâm huyết, say sưa với nghề. 

Thời gian qua khi dạy thêm, học thêm xuất hiện một vài yếu tố tiêu cực, không ít thầy cô giáo tốt cũng phải mang tiếng, tổn thương, do đó quy định mới lần này còn là hướng tới "bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo".

Thay đổi, đổi mới bao giờ cũng khó khăn, khó tiếp nhận. Nhưng những gì thông tư quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp. 

Do vậy dù bước đầu khó khăn song tôi mong rằng sẽ có sự đồng lòng, quyết tâm trong triển khai thông tư này. Bộ GD-ĐT sẽ sát sao cùng địa phương, nhà trường, thầy cô trong quá trình thực hiện".

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho rằng với lĩnh vực giáo dục nói chung và vấn đề dạy thêm, học thêm nói riêng, chỉ nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ. Rất cần sự thấu hiểu, vào cuộc, giám sát của phụ huynh và xã hội. 

Khi phụ huynh vẫn còn nặng nề về thành tích học tập của con, còn chưa yên tâm chỉ vì con không đi học thêm, còn chưa thấy hết vai trò của giáo dục gia đình ngoài giáo dục nhà trường… thì khi đó dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực. 

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài để quy định mới về dạy thêm, học thêm đi vào cuộc sống.

Trong đó giải pháp hành chính là ban hành thông tư, các quy định cụ thể. Giải pháp chuyên môn là nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy của giáo viên, trách nhiệm của nhà giáo, phát huy năng lực tự học của học sinh.

Một điểm đáng quan tâm khác là đổi mới kiểm tra đánh giá đối với học sinh, bao gồm đánh giá thường xuyên, đánh giá cuối kỳ, thi tuyển sinh…phải phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được vận hành. 

Việc này rất quan trọng vì sẽ giúp học sinh không phải học thêm vẫn có đủ năng lực, kỹ năng vượt qua các kỳ kiểm tra, thi tuyển sinh. Bộ GD-ĐT chỉ đạo tăng cường liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học để các bài kiểm tra năng lực đầu vào của đại học phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông, không vượt quá, không đánh đố học sinh…

Giải pháp về điều kiện cơ sở vật chất, trường học là các địa phương đầu tư để đảm bảo có đủ trường, lớp học, tăng nhiều hơn số trường dạy 2 buổi/ngày, hướng tới việc đảm bảo công bằng về tiếp cận giáo dục của học sinh.

Theo Bích Thanh/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/giao-vien-truong-cong-co-duoc-day-them-tai-nha-cua-minh-185250211112856155.htm

  • Từ khóa

Một thầy giáo bồi dưỡng 10 học sinh đoạt giải quốc gia

Một thầy giáo bồi dưỡng cho 10 học sinh ở Đắk Lắk thì tất cả đều đoạt học sinh giỏi quốc gia trong kỳ thi vừa qua
17:23 - 11/02/2025
71 lượt xem

Australia: Chi phí giáo dục đại học tăng mạnh

Trong 4 năm qua, chi phí giảng dạy trên mỗi sinh viên tại các trường đại học công lập Australia đã tăng đáng kể.
11:04 - 11/02/2025
219 lượt xem

Nhiều đại học điều chỉnh phương án tuyển sinh

Cho thí sinh chọn môn xét tuyển, bỏ xét tuyển học bạ, siết tổ hợp xét tuyển, tất cả tổ hợp đều có môn nhân hệ số 2... là những điểm mới trong tuyển sinh...
10:17 - 11/02/2025
239 lượt xem

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số

Không chỉ ưu tiên nguồn lực bảo tồn văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc thiểu số, thời gian qua, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm giữ gìn tiếng nói, chữ...
08:48 - 11/02/2025
273 lượt xem

Minh bạch để bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày...
07:08 - 11/02/2025
332 lượt xem