190
/
176190
Việt Nam sắp có 3 trung tâm xạ trị proton điều trị ung thư, sẽ được bảo hiểm y tế chi trả
viet-nam-sap-co-3-trung-tam-xa-tri-proton-dieu-tri-ung-thu-se-duoc-bao-hiem-y-te-chi-tra
news

Việt Nam sắp có 3 trung tâm xạ trị proton điều trị ung thư, sẽ được bảo hiểm y tế chi trả

Thứ 3, 11/02/2025 | 14:55:00
146 lượt xem

Bộ Y tế giao các đơn vị triển khai đề án xây dựng trung tâm xạ trị proton ở 3 bệnh viện lớn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam là Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế.

Việt Nam sắp có 3 trung tâm xạ trị proton điều trị ung thư, sẽ được bảo hiểm y tế chi trả - Ảnh 1.

Hiện cả nước chỉ có 84 máy gia tốc hạt tuyến tính (xạ trị linac), nhiều máy đã hoạt động từ 10-15 năm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Mới đây Bộ Y tế tổ chức cuộc họp với các đơn vị báo cáo tiến độ hoàn thiện đề án xây dựng trung tâm xạ trị proton.

Đề án xây dựng trung tâm xạ trị proton dự kiến chuẩn bị đầu tư trong năm 2025, phấn đấu hoàn thành trong giai đoạn 2026 - 2030.

Đối với nội dung đề án, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn yêu cầu các đơn vị nêu rõ tính cần thiết, trong đó làm rõ hậu quả ở trẻ em khi không có xạ trị proton, bổ sung bằng chứng về các quốc gia ưu tiên xạ trị proton cho trẻ em, tỉ lệ chi trả bảo hiểm y tế...

Dự kiến đề xuất tỉ lệ thanh toán từ quỹ bảo hiểm, yêu cầu nghiên cứu, xếp theo thứ tự ưu tiên trẻ em, người cao tuổi (ví dụ trẻ em được chi trả 80%, người già 60%).

Đồng thời xây dựng đề án cần phân tích rõ về hiệu quả kinh tế xã hội, đặc biệt là hiệu quả về xã hội của đề án: tăng tỉ lệ chữa khỏi, hạn chế tái phát, di căn, tạo ra của cải, vật chất.

Việc thu hồi vốn phụ thuộc nhiều vào cơ chế thanh toán bảo hiểm y tế. Việc triển khai trước mắt từ 1 đến 3 máy là bước đầu, sau đó tiếp tục nhân rộng dựa trên kết quả thực tiễn.

Cùng với đó, nội dung đề án cần bổ sung số lượng người Việt Nam ra nước ngoài điều trị bằng xạ trị proton. Đồng thời phân tích rõ hơn về hiệu quả kinh tế - xã hội, đặc biệt là hiệu quả về xã hội của đề án như tăng tỉ lệ chữa khỏi, hạn chế tái phát, di căn, tạo ra của cải, vật chất…

Ngoài ra cần phân tích cụ thể ưu điểm, hạn chế, bổ sung tính đặc thù của từng loại công nghệ xạ trị proton; bổ sung dữ liệu về tình hình, tỉ lệ sử dụng các loại công nghệ xạ trị proton trên thế giới, đề xuất công nghệ cho Việt Nam.

Theo số liệu từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan), mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 169.547 ca ung thư mới mắc và trong đó khoảng 60% bệnh nhân ung thư có chỉ định xạ trị.

Đặc biệt, ước tính có 5% số bệnh nhân trên (khoảng 8.938 ca) có chỉ định xạ trị proton tại nhóm một theo khuyến cáo nêu trên của Hội Xạ trị ung thư Mỹ (ASTRO).

Tuy vậy tại Việt Nam chưa có máy xạ trị proton điều trị ung thư công nghệ cao nào.

Hiện Việt Nam có 84 máy xạ trị gia tốc tuyến tính, mới đáp ứng 60-70% nhu cầu cơ bản. Để đạt được tiêu chí tối thiểu một máy xạ trị trên một triệu dân như Chính phủ và Bộ Y tế đặt mục tiêu, cần đầu tư thêm 35-40 máy xạ trị mới trong thời gian tới.

Xạ trị proton là kỹ thuật xạ trị chiếu ngoài tiên tiến nhất hiện nay, khắc phục được những điểm yếu của xạ trị gia tốc tuyến tính (phổ biến ở nước ta), đặc biệt đảm bảo hiệu quả và an toàn với trẻ em.

Xạ trị proton là gì?

Xạ trị proton là kỹ thuật xạ trị chiếu ngoài tiên tiến nhất hiện nay. Kỹ thuật này cho phép đưa một liều tia xạ tối ưu chính xác vào khối u, kể cả những khối u có hình dạng phức tạp nằm gần những cơ quan lành nhạy cảm với tia xạ.

Đặc biệt, khi khối u nằm gần các tổ chức nguy cấp (OAR), xạ trị proton là phương pháp điều trị tối ưu.

Xạ trị này sẽ khắc phục được điểm yếu của xạ trị gia tốc tuyến tính hiện nay, đó là phần lớn liều tia xạ tập trung ở điểm chiếu vào cơ thể và làm tổn thương tổ chức lành, trong khi không đủ liều hiệu quả tới khối u.

Đáng chú ý có ít nhất 8 loại ung thư, gồm ung thư tuyến tiền liệt, mắt, não, đầu, cổ, phổi, thực quản, vú, gan và ung thư ở trẻ em.

Theo Dương Liễu/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/viet-nam-sap-co-3-trung-tam-xa-tri-proton-dieu-tri-ung-thu-se-duoc-bao-hiem-y-te-chi-tra-20250211095158842.htm 

  • Từ khóa

Đừng cứ bệnh gì cũng đổ cho cúm

Không phải cứ nhức đầu, sổ mũi, sốt là bị cúm. Có những triệu chứng bệnh tương tự nhưng không phải cúm. Cách phân biệt các bệnh dễ nhầm lẫn với cúm ra...
14:30 - 11/02/2025
156 lượt xem

Ăn đu đủ, vì sao nên ăn cả hạt?

Đu đủ là loại trái cây bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Các dưỡng chất có lợi trong đu đủ không chỉ có trong phần thịt mà còn ở cả phần hạt. Tuy...
11:55 - 11/02/2025
225 lượt xem

Thực hư tin đồn Omicron có biến thể mới đáng lo ngại, nguy hiểm hơn Delta gấp 5 lần

Gần đây nhiều tin đồn lan truyền về một biến thể Omicron mới với khả năng gây tử vong cao gấp 5 lần Delta. Vậy thông tin này có cơ sở khoa học hay...
09:50 - 11/02/2025
265 lượt xem

Mách bạn bài thuốc cổ truyền hữu hiệu giải cảm cúm, ngạt mũi, đau họng

Những ngày qua, ca mắc cúm gia tăng, nhiều người khổ sở với triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng… Làm gì để giảm các triệu chứng này, y học cổ truyền...
08:11 - 11/02/2025
326 lượt xem

Thực hư danh sách tác dụng phụ ghê gớm của vắc xin COVID-19 của Pfizer

Thông tin Pfizer vừa công bố danh sách tác dụng phụ vắc xin COVID-19 đang được lan truyền rộng rãi và gây lo lắng trong cộng đồng, nhưng thực hư ra...
16:01 - 10/02/2025
699 lượt xem