205
/
176327
Âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá đất nước
am-muu-loi-dung-van-de-ton-giao-de-chong-pha-dat-nuoc
news

Âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá đất nước

Thứ 6, 14/02/2025 | 09:29:00
427 lượt xem

Những năm qua, nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, một thủ đoạn quen thuộc của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí là tìm cách lợi dụng vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để mưu đồ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ các tôn giáo, tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo để từ đó dễ bề can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước ta. Mới đây, nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh tự do tôn giáo quốc tế diễn ra hằng năm, các thế lực thù địch,

Hình ảnh tại Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak (năm 2019). 

Hội nghị Thượng đỉnh tự do tôn giáo quốc tế (International Religious Freedom Summit, viết tắt là IRF Summit) được tổ chức lần đầu vào năm 2021. Mới đây, vào các ngày 4 và 5/2/2025, IRF Summit lần thứ 5 đã diễn ra tại Washington DC, Hoa Kỳ. Theo dõi các kỳ IRF Summit, nhiều người không khỏi bất bình, bức xúc bởi lẽ dù mang danh nghĩa là hội nghị quốc tế bàn về các vấn đề tự do và tôn giáo trên toàn cầu, song vẫn xảy ra tình trạng có sự xuất hiện của nhiều tổ chức, cá nhân cực đoan, phản động mang đến những bản báo cáo, kiến nghị có nội dung xuyên tạc, vu cáo, bóp méo sự thật về tự do tôn giáo tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cụ thể, liên quan đến Việt Nam, dễ dàng nhận diện rõ chân tướng và mưu đồ xấu xa của những tổ chức, cá nhân có mặt tại hội nghị là phần tử chống cộng, nhiều người từng có “tiền án, tiền sự”. Do đó, cũng dễ hiểu khi có điều kiện phát biểu tại hội nghị, những tổ chức, cá nhân này đều cố tình đưa ra những thông tin bịa đặt, xuyên tạc mang tính quy kết về vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, vu khống đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta... từ đó kêu gọi các quốc gia, tổ chức quốc tế can thiệp, gây sức ép.

Nhiều thông tin đưa ra tại hội nghị không hề được kiểm chứng, người phát ngôn cũng không phải chịu trách nhiệm. Trước sự lộn xộn tại các kỳ IRF Summit, trên một số diễn đàn mạng nhiều người đã không khỏi bất bình, công khai thẳng thắn chỉ rõ: “Hội nghị gì mà chính giới các nước hoặc đại diện cho các quốc gia được nêu tên hoàn toàn không có mặt tại hội nghị”, “cái gọi là “phái đoàn Việt Nam” thật ra là những kẻ có tư tưởng chống phá đất nước, những kẻ vi phạm pháp luật, không hề mang tính đại diện cho Việt Nam”...

Bất chấp sự phản ứng của dư luận, tại IRF Summit lần thứ 5 vừa qua, vẫn tiếp tục diễn ra tình trạng một số tổ chức, cá nhân cực đoan, thiếu thiện chí với Việt Nam lớn tiếng kêu gào, đưa ra những phát ngôn có nội dung công kích, phủ nhận tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, dựng lên kịch bản cái gọi là “vi phạm tự do tôn giáo” nhằm mưu đồ biến đây thành nội dung trọng tâm để bàn thảo tại hội nghị.

Trong số những tổ chức, cá nhân năng nổ nhất trong việc bôi nhọ, chỉ trích Việt Nam có thể kể đến Tổ chức cứu trợ người vượt biển (BPSOS). Núp dưới danh nghĩa giúp đỡ người Việt “tị nạn” tại Hoa Kỳ song thực chất BPSOS là một tổ chức phản động lưu vong, thường xuyên lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để chống phá Việt Nam quyết liệt cả ở trong và ngoài nước với nhiều phương thức và thủ đoạn tinh vi. Tại IRF Summit lần thứ 5, BPSOS vỗ ngực là “tổ chức duy nhất của người Việt là đối tác của hội nghị trong vai trò thành viên của Ban Chỉ đạo”, đồng thời BPSOS cho biết sẽ tổ chức thảo luận vấn đề đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.

Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch BPSOS Nguyễn Đình Thắng nói thẳng mục đích đến hội nghị: “Chúng tôi có hai kỳ vọng chính. Thứ nhất, đưa Việt Nam lên trở thành một vấn đề trọng tâm tại hội nghị quốc tế này. Thứ hai, vận động để Chính phủ Hoa Kỳ với sự yểm trợ của rất nhiều tổ chức xã hội dân sự, những người lãnh đạo trong phong trào bảo vệ tự do tôn giáo vận động Chính phủ Hoa Kỳ áp dụng những biện pháp chế tài đối với những quan chức Việt Nam đứng đằng sau các vụ việc đàn áp một cách nghiêm trọng có hệ thống và dài lâu”.

Một nhân vật tham dự hội nghị được lăng xê như một người dấn thân, mưu cầu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho bản thân và cộng đồng là Nguyễn Bắc Truyển. Trong khi thực chất, đây vốn là một đối tượng chống phá chế độ, đã nhiều lần bị kết án tại Việt Nam. Cụ thể, năm 2004, với mưu đồ hoạt động chống phá nhằm thay đổi thể chế tại Việt Nam, Truyển cùng một Việt kiều Mỹ tên Đỗ Thành Công tham gia thành lập cái gọi là “đảng Dân chủ Nhân dân”.

Năm 2006, Truyển bị bắt do có liên quan đến kế hoạch biểu tình, rải truyền đơn vào dịp Việt Nam tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC. Năm 2007, Truyển bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù giam vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước”. Ra tù năm 2010, Truyển tuyên bố mình vẫn là “đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân” và tiếp tục tham gia nhiều tổ chức chống đối khác như “Hội Ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam”, “Phật giáo Hòa hảo đối lập”, “Văn phòng Công lý & Hòa bình thuộc dòng Chúa Cứu thế TP Hồ Chí Minh” và “Hội Anh em Dân chủ”. Tự khoác lên mình chiếc áo “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, hoạt động chống phá của Truyển ngày càng trắng trợn, cực đoan.

Ngày 30/7/2017, cùng với 3 thành viên của “Hội Anh em Dân chủ” gồm Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển đã bị bắt và bị truy tố tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngày 4/6/2018, Nguyễn Bắc Truyển bị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt 11 năm tù và 3 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Đến tháng 9/2023, Truyển xin đi tị nạn chính trị tại Đức. Với một lý lịch như vậy, cũng rất dễ hiểu tại sao Truyển luôn là nhân tố được ưu ái tại các diễn đàn công kích, chống phá Việt Nam.

Và cũng không có gì lạ khi các kỳ IRF Summit trước đây, Nguyễn Bắc Truyển luôn có tên trong danh sách của chiến dịch toàn cầu đòi tự do cho tù nhân lương tâm tôn giáo do BPSOS điều hành. Trong khi danh xưng “tù nhân lương tâm” thực chất chỉ là cách đánh tráo khái niệm để gọi những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng Việt Nam xử lý theo quy định của pháp luật.

Quan sát diễn biến tại IRF Summit lần thứ 5, điều khiến nhiều người bất bình là việc một số tổ chức, cá nhân lợi dụng diễn đàn hội nghị để bênh vực, cổ xúy và đòi trả tự do cho một số đối tượng từng tham gia hoạt động khủng bố tại Việt Nam. Tiêu biểu như Y Phic Hdok - một trong những đối tượng cốt cán của tổ chức khủng bố Người Thượng vì công lý (MSFJ), hiện đang sống lưu vong tại Mỹ ra sức kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp vào vấn đề nội bộ của Việt Nam, yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Y Thinh Niê, Nay Y Blang, Y Krếc Byă - vốn là những đối tượng vi phạm pháp luật, đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giam để điều tra về hành vi phạm tội. Chính Y Phic Hdok thừa nhận: “Mục đích chính của tôi tại hội nghị này là vận động cho những tù nhân lương tâm hiện tại đang ở trong tù và quyền của người bản địa, như trường hợp của anh Y Quynh Bdap đang bị giam cầm ở Thái Lan”.

Thực trạng trên đã phần nào cho thấy IRF Summit không hề hướng tới việc tạo ra một diễn đàn công tâm, khách quan, đưa ra đánh giá tin cậy, công bằng về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, và cũng không đủ tư cách đại diện cho tổ chức tôn giáo của người dân toàn cầu. IRF Summit đang có những biểu hiện biến tướng, trở thành công cụ chính trị, tạo diễn đàn quốc tế cho các thế lực thù địch tạo áp lực chính trị, thực hiện mục tiêu “quốc tế hóa”, “chính trị hóa” vấn đề tôn giáo của các quốc gia.

Thực tế đã cho thấy, tại Việt Nam, chính sách nhất quán và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta là bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, kể cả những người bị tước quyền công dân, người nước ngoài. Tính đến nay, Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với hơn 27 triệu đồng bào theo đạo (chiếm hơn 27% dân số cả nước), trong đó có hơn 54.000 chức sắc, 135.500 chức việc; hơn 29.600 cơ sở thờ tự tôn giáo và khoảng hơn 54.000 cơ sở tín ngưỡng. Trên thực tiễn, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân diễn ra sôi động ở khắp các vùng, miền, nhất là vào dịp đầu năm.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết: Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các tổ chức và đại đa số đồng bào theo các tôn giáo ở Việt Nam luôn phát huy truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các tổ chức tôn giáo với tình yêu thương con người đã chung tay với Nhà nước trong công tác an sinh xã hội, chung sức, đồng lòng với chính quyền, nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Cùng với đó, các tổ chức tôn giáo đã vận động chức sắc, chức việc, đồng bào theo đạo chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, các tổ chức tôn giáo là một kênh truyền thông quan trọng góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào có đạo nhanh và hiệu quả. Đáng chú ý là trong các năm qua, các tổ chức tôn giáo lớn trên thế giới đã tin tưởng lựa chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức các sự kiện, các lễ kỷ niệm quan trọng. Tiêu biểu có thể kể đến lễ kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành (năm 2017), Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak (năm 2019), Tổng hội dòng Đa Minh thế giới (năm 2019), Liên Hội đồng Giám mục Á châu (2023) …

Nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho các tầng lớp nhân dân, thời gian vừa qua, Việt Nam không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo, chính sách tín ngưỡng, như việc thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Có thể khẳng định thành quả đổi mới đất nước của Việt Nam luôn gắn với việc bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Thực tế sinh động này là minh chứng rõ ràng, thuyết phục, đủ sức bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, mưu đồ chống phá đen tối của các thế lực thù địch.

Theo Đông Á/ Nhân dân

https://nhandan.vn/am-muu-loi-dung-van-de-ton-giao-de-chong-pha-dat-nuoc-post859933.html

  • Từ khóa

Thủ tướng: Bỏ công an cấp huyện, một số cán bộ đưa lên tỉnh, số còn lại đưa về xã phường

Việc không vận hành công an cấp huyện và tổ chức lại bộ máy để một số cán bộ đưa về tỉnh, còn lại đa số sẽ đưa về cấp cơ sở, là cấp gần dân nhất.
17:02 - 14/02/2025
764 lượt xem

Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi Thủ tướng phải quyết cả vấn đề bắn pháo hoa lễ hội

Ngày 14-2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
15:43 - 14/02/2025
265 lượt xem

Cần quy định rõ trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước nhân dân

Đại biểu Thạch Phước Bình đề xuất bổ sung quy định nếu bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ, Thủ tướng có quyền kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
14:56 - 14/02/2025
271 lượt xem

Bố mẹ già yếu phải chăm sóc, có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

Theo quy định của luật Nghĩa vụ quân sự, nếu bạn đang là lao động duy nhất trong nhà, trực tiếp nuôi dưỡng bố mẹ già yếu không còn khả năng lao động thì...
10:50 - 14/02/2025
479 lượt xem

Mạng xã hội sử dụng tin bài báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí

Đây là một trong các quy định vừa được đưa vào dự thảo luật Báo chí (sửa đổi) đang được Bộ TT-TT lấy ý kiến.
07:02 - 14/02/2025
473 lượt xem