19
/
156024
Phim điện ảnh Kẻ ăn hồn tiếp nối Tết ở làng Địa Ngục
phim-dien-anh-ke-an-hon-tiep-noi-tet-o-lang-dia-nguc
news

Phim điện ảnh Kẻ ăn hồn tiếp nối Tết ở làng Địa Ngục

Thứ 3, 07/11/2023 | 12:11:00
2,741 lượt xem

Nhà sản xuất kỳ vọng phim rạp 'Kẻ ăn hồn' sẽ được công chúng quan tâm sau khi loạt phim 'Tết ở làng Địa Ngục' dẫn đầu lượt xem trực tuyến.

Hình ảnh đám cưới chuột trên poster đầu tiên của Kẻ ăn hồn - Ảnh: ĐPCC

Hình ảnh đám cưới chuột trên poster đầu tiên của Kẻ ăn hồn - Ảnh: ĐPCC

Ngay khi series kinh dị cổ trang Tết ở làng địa ngục đang gây ấn tượng vì đậm văn hóa dân gian Việt Nam, bộ đôi đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân công bố những hình ảnh tà mị của phim điện ảnh Kẻ ăn hồn.

Phim điện ảnh thuộc 'vũ trụ' làng Địa Ngục

Qua teaser ngắn, Kẻ ăn hồn mở ra hành trình truy tìm nguồn gốc rượu sọ người - một loại cổ thuật dân gian được đồn đại đã từng xuất hiện ở chính ngôi làng Địa Ngục thuở sơ khai.

Nhiều người rỉ tai nhau rằng kẻ luyện rượu sọ người sẽ sở hữu sức mạnh giúp chiếm xác đoạt hồn, điều binh khiển quỷ.

Làng Địa Ngục năm ấy vẫn còn nhiều chuyện chưa bao giờ được kể về kẻ từng luyện thứ tà thuật đen tối, về cô gái áo đỏ lảng vảng đầy quỷ dị và truyền thuyết mồ hôi máu cho ai dám đặt chân ra khỏi làng, cũng như những tai họa giáng xuống ngôi làng quanh năm sương giăng hẻo lánh.

Khi hậu duệ toán cướp dừng chân lánh nạn, sinh nhai tại làng Địa Ngục, ngôi làng từng trải qua một kì đại họa.

Đặc biệt hơn, bản phim còn tiết lộ nhân vật Thập Nương vốn đã thâm nhập ngôi làng kì quái từ trước khi đại nạn xảy đến trong Tết ở làng Địa Ngục.

Kẻ ăn hồn là phim điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết gốc cùng tên của nhà văn Thảo Trang. Ngoài hình ảnh đám cưới chuột, khán giả còn bắt gặp những hình tượng đậm văn hóa Việt là bầy rối nước, thủy đình, bài vè...

Bên cạnh đó, những chi tiết vốn được yêu thích ở làng Địa Ngục như bà Vạn lái đò chở vong hồn, mồ hôi máu, đom đóm câu hồn sẽ lần lượt xuất hiện trên màn ảnh rộng.

Tác giả Thảo Trang chia sẻ: "Khi chuyển thể Tết ở làng Địa Ngục, tôi và đạo diễn Trần Hữu Tấn đã có dịp đi thật sâu và thật kỹ vào thế giới này. Ở đó, tôi thấy có một vùng trời rộng lớn các ý tưởng và câu chuyện chưa được khai phá.

Chính vì vậy, Kẻ ăn hồn được ra đời. Tôi kỳ vọng khán giả sẽ hài lòng với tác phẩm mới của chúng tôi".

Dàn diễn viên đa thế hệ trong Kẻ ăn hồn

Kẻ ăn hồn có dàn diễn viên trẻ trung lẫn giàu kinh nghiệm từ miền Bắc và miền Nam. Đó là Hoàng Hà, Võ Điền Gia Huy, Huỳnh Thanh Trực, NSƯT Chiều Xuân, nghệ sĩ Viết Liên, NSND Ngọc Thư, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Phước Lộc...

Phim bấm máy ngay sau Tết ở làng Địa Ngục, lấy bối cảnh làng Sảo Há (Hà Giang) nhưng được thiết kế độc lập, riêng biệt cho bản điện ảnh với không khí ma mị mờ ảo của vùng núi rừng Đông Bắc.

Diễn viên Hoàng Hà (từng đóng vai Dao Ánh trong Em và Trịnh) trong phim Kẻ ăn hồn - Ảnh: ĐPCC

Diễn viên Hoàng Hà (từng đóng vai Dao Ánh trong Em và Trịnh) trong phim Kẻ ăn hồn - Ảnh: ĐPCC

Ngoài ra, nhà sản xuất bộ phim cũng đầu tư về tạo hình, phục trang, hóa trang đặc biệt. Trong suốt quá trình tiền kì, đội ngũ kết hợp tham vấn ý kiến từ cố vấn sử học để mang lại hồn Việt nhiều nhất trong khả năng.

Series Tết ở làng Địa Ngục vẫn đang dẫn đầu cả hai nền tảng chiếu phim trực tuyến lớn ở Việt Nam là Netflix và K+ suốt 3 tuần liền kể từ ngày phát sóng.

Vì thế, nhà sản xuất kỳ vọng Kẻ ăn hồn sẽ thu hút công chúng vì đề tài văn hóa linh dị Việt Nam rõ rệt.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/phim-dien-anh-ke-an-hon-tiep-noi-tet-o-lang-dia-nguc-20231107100406544.htm 

  • Từ khóa

Hơn 12,5 triệu khách Việt du xuân, nhiều địa phương đạt doanh thu nghìn tỉ

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - 2.2), cả nước đón và phục vụ hơn 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng dịp tết năm...
16:45 - 03/02/2025
383 lượt xem

Khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân sâu sắc...
15:44 - 03/02/2025
403 lượt xem

Tưng bừng khai hội Gióng đền Sóc

Là một trong những lễ hội lớn nhất trên địa bàn Hà Nội cũng như miền Bắc, Lễ hội Gióng đền Sóc (Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại) thu hút...
14:36 - 03/02/2025
416 lượt xem

Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Trong thế giới hội nhập sâu rộng ngày nay, sức mạnh mềm văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, chi phối các yếu tố chính trị và kinh tế của từng quốc...
09:40 - 03/02/2025
551 lượt xem

Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lần đầu diễn ra vào buổi tối

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra vào rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 và lễ kỷ niệm chiến thắng này hằng năm được tổ chức vào sáng mùng 5 Tết, nhưng...
08:54 - 03/02/2025
556 lượt xem