19
/
166561
Trung - Hàn tranh cãi nảy lửa vì món kim chi
trung-han-tranh-cai-nay-lua-vi-mon-kim-chi
news

Trung - Hàn tranh cãi nảy lửa vì món kim chi

Thứ 3, 09/07/2024 | 15:37:00
1,976 lượt xem

Tranh cãi quốc tế nảy lửa đã nổ ra liên quan đến món kim chi sau chương trình ẩm thực tiếng Trung chiếu trên Netflix.

Cư dân mạng Hàn Quốc đang yêu cầu đổi từ tiếng Trung dùng để chỉ món bắp cải trắng lên men cay "la bai cai" thành "xinqi" để phản ánh đúng bản sắc văn hóa.

Lời kêu gọi của cư dân mạng Hàn Quốc đã gây ra làn sóng phản ứng dữ dội ở Trung Quốc, thậm chí một số người còn kêu gọi trừng phạt việc xuất khẩu bắp cải từ đại lục sang Hàn Quốc, theo SCMP.

Món ăn kèm truyền thống của Hàn Quốc được làm từ bắp cải lên men, muối và ớt cay, phục vụ trong hầu hết các bữa ăn ở đất nước này và có tầm quan trọng trong văn hóa.

Kim chi cũng phổ biến ở các nước châu Á khác và có nhiều tên gọi đa dạng như "la bai cai" (bắp cải trắng cay) và "pao cai" (rau lên men).

Trung - Hàn tranh cãi nảy lửa vì món kim chi- Ảnh 1.

Chương trình ẩm thực trên Netflix khiến cư dân mạng hai nước Trung - Hàn tranh cãi SCMP

Cuộc tranh cãi gần đây nổ ra sau chương trình thực tế của Netflix, Super-Rich in Korea, ra mắt vào tháng 5 và giới thiệu lối sống xa hoa của những cá nhân giàu có đến từ Singapore, Ý và Pakistan đang sống ở Hàn Quốc.

Trong tập 6, khi các diễn viên đang chuẩn bị kim chi, phụ đề tiếng Trung đã dịch nó là "la bai cai", khiến người Hàn Quốc phản đối.

Họ lập luận rằng, bản dịch này có ý nghĩa văn hóa Trung Quốc, dẫn đến một kiến nghị trực tuyến yêu cầu Netflix sửa lại phụ đề.

Giáo sư Seo Kyung-duk của Đại học Nữ Sungshin ở thủ đô Seoul đã viết thư cho Netflix, yêu cầu khắc phục sai sót để "ngăn khán giả toàn cầu hiểu lầm về lịch sử và văn hóa Hàn Quốc".

Trung - Hàn tranh cãi nảy lửa vì món kim chi- Ảnh 2.

Món bắp cải muối cay có nhiều tên gọi khác nhau ở nhiều nước châu Á SCMP

Đáp lại tranh cãi về kim chi, Netflix giải thích rằng "la bai cai" được chọn vì quen thuộc hơn với những người nói tiếng Hoa ở nước ngoài.

Tuy nhiên, từ này đã được dịch thành "xinqi", theo khuyến nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc vào năm 2021.

Bất chấp sự thay đổi, thuật ngữ "xinqi" phần lớn vẫn chưa được biết đến đối với hầu hết người nói tiếng Trung Quốc, những người đã quen với "la bai cai" hơn.

Vấn đề kim chi không phải mới, tại cuộc họp báo hồi tháng 1, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đề cập đến vấn đề này.

"Bắp cải lên men không phải chỉ có ở một số quốc gia và khu vực. Ở Trung Quốc, nó được gọi là pao cai, trong khi ở bán đảo Triều Tiên và trong cộng đồng dân tộc Hàn Quốc ở Trung Quốc, nó được gọi là kim chi.

Mặc dù có những điểm tương đồng nhưng chúng khác nhau về thành phần, hương vị và phương pháp chế biến", bà nói.

Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì trao đổi học thuật thân thiện về các chủ đề ẩm thực, kêu gọi các bên tránh những thành kiến có thể dẫn đến xung đột.

Trung - Hàn tranh cãi nảy lửa vì món kim chi- Ảnh 3.

Kim chi Hàn Quốc SCMP

Vấn đề này còn phức tạp hơn bởi thực tế, một phần đáng kể kim chi tiêu thụ ở Hàn Quốc được làm từ cải bắp nhập khẩu từ Trung Quốc vì chúng rẻ hơn.

Một báo cáo của Viện Kim chi Thế giới cho biết khoảng 89,9% thực phẩm mà các nhà hàng Hàn Quốc mua được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Sự thật này đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ hơn nữa trên mạng xã hội đại lục.

"Hàn Quốc thật kỳ lạ. Họ nhập khẩu bắp cải từ Trung Quốc nhưng lại tuyên bố kim chi là đặc sản của riêng mình", một nhà quan sát trực tuyến nói.

"Họ ăn bắp cải nhập khẩu từ chúng tôi và sau đó làm ầm ĩ lên. Chúng ta nên ngừng cung cấp bắp cải cho họ và xem họ làm gì", một người khác bổ sung.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/trung-han-tranh-cai-nay-lua-vi-mon-kim-chi-18524070911323449.htm

  • Từ khóa

Hơn 12,5 triệu khách Việt du xuân, nhiều địa phương đạt doanh thu nghìn tỉ

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - 2.2), cả nước đón và phục vụ hơn 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng dịp tết năm...
16:45 - 03/02/2025
363 lượt xem

Khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân sâu sắc...
15:44 - 03/02/2025
389 lượt xem

Tưng bừng khai hội Gióng đền Sóc

Là một trong những lễ hội lớn nhất trên địa bàn Hà Nội cũng như miền Bắc, Lễ hội Gióng đền Sóc (Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại) thu hút...
14:36 - 03/02/2025
397 lượt xem

Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Trong thế giới hội nhập sâu rộng ngày nay, sức mạnh mềm văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, chi phối các yếu tố chính trị và kinh tế của từng quốc...
09:40 - 03/02/2025
534 lượt xem

Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lần đầu diễn ra vào buổi tối

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra vào rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 và lễ kỷ niệm chiến thắng này hằng năm được tổ chức vào sáng mùng 5 Tết, nhưng...
08:54 - 03/02/2025
540 lượt xem