19
/
168379
Phở và mì Quảng được ghi danh di sản, bún bò Huế và bao món ngon khác thì sao?
pho-va-mi-quang-duoc-ghi-danh-di-san-bun-bo-hue-va-bao-mon-ngon-khac-thi-sao
news

Phở và mì Quảng được ghi danh di sản, bún bò Huế và bao món ngon khác thì sao?

Thứ 7, 17/08/2024 | 06:25:58
2,249 lượt xem

Khi thông tin nghề nấu phở Hà Nội và Nam Định, tri thức dân gian mì Quảng được ghi danh di sản, nhiều người mê ẩm thực hỏi nhiều món ăn ngon và đặc sắc khác như món bún bò Huế lại chưa được ghi danh?

Phở và mì Quảng được ghi danh di sản, bún bò Huế và bao món ngon khác thì sao?- Ảnh 1.

Bún bò Huế chưa được tỉnh Thừa Thiên Huế lập hồ sơ khoa học di sản - Ảnh: CN

Giải đáp thắc mắc này của đông đảo người người dân quan tâm, đại diện Cục Di sản văn hóa cho biết việc ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không phải là quyết định "từ trên xuống" mà phải do ý muốn của cộng đồng đưa lên.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không tự chấm chọn, ghi danh, mà phải do địa phương trên cơ sở ý muốn của người dân, cộng đồng sở hữu di sản, xét đủ tiêu chí phù hợp mới lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để trình bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét duyệt.

Ghi danh di sản văn hóa phải do địa phương đề xuất

Bà Lê Thị Thu Hiền - cục trưởng Cục Di sản văn hóa - cho biết thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL năm 2010 của bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quy định rõ về tiêu chí và trình tự, thủ tục lập và gửi hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm:

- Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.

- Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ.

- Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.

- Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Về trình tự, thủ tục: giám đốc sở văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trình chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sau khi trình hồ sơ, hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể sẽ làm việc, cho ý kiến.

Cục trưởng Cục Di sản văn hóa căn cứ ý kiến thẩm định của hội đồng thẩm định trình bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc đưa di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thừa Thiên Huế chưa lập hồ sơ di sản món bún bò Huế

Bà Thu Hiền cho biết ẩm thực của Việt Nam không chỉ đa dạng, phong phú mà còn vô cùng hấp dẫn.

Tuy nhiên, việc ghi danh di sản văn hóa phi vật thể vào danh mục quốc gia cần tuân thủ những quy định của pháp luật.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn khuyến khích các tỉnh, thành phố liên tục tiến hành nghiên cứu, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, xây dựng hồ sơ khoa học di sản liên quan đến lĩnh vực ẩm thực truyền thống đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thời gian qua, đã có nhiều tỉnh, thành phố xây dựng hồ sơ khoa học di sản liên quan đến lĩnh vực ẩm thực truyền thống và được ghi danh.

Như nghề làm bánh pía (Sóc Trăng), nghệ thuật chế biến món ăn chay (Tây Ninh), nghề làm nem Lai Vung (Đồng Tháp), nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng (Điện Biên), nghề làm bánh chưng, bánh giầy (Phú Thọ), kỹ thuật chế biến rượu cần của người Xtiêng (Bình Phước)…

Tuy nhiên đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế chưa lập hồ sơ khoa học di sản cho món bún bò Huế.

Ông Phan Thanh Hải - giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - xác nhận với Tuổi Trẻ Online hiện tỉnh này mới đang trình hồ sơ nghề làm bún làng Vân Cù.

Theo Thiên Điểu/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/pho-va-mi-quang-duoc-ghi-danh-di-san-bun-bo-hue-va-bao-mon-ngon-khac-thi-sao-20240816175845846.htm

  • Từ khóa

Hơn 12,5 triệu khách Việt du xuân, nhiều địa phương đạt doanh thu nghìn tỉ

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - 2.2), cả nước đón và phục vụ hơn 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng dịp tết năm...
16:45 - 03/02/2025
380 lượt xem

Khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân sâu sắc...
15:44 - 03/02/2025
401 lượt xem

Tưng bừng khai hội Gióng đền Sóc

Là một trong những lễ hội lớn nhất trên địa bàn Hà Nội cũng như miền Bắc, Lễ hội Gióng đền Sóc (Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại) thu hút...
14:36 - 03/02/2025
413 lượt xem

Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Trong thế giới hội nhập sâu rộng ngày nay, sức mạnh mềm văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, chi phối các yếu tố chính trị và kinh tế của từng quốc...
09:40 - 03/02/2025
548 lượt xem

Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lần đầu diễn ra vào buổi tối

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra vào rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 và lễ kỷ niệm chiến thắng này hằng năm được tổ chức vào sáng mùng 5 Tết, nhưng...
08:54 - 03/02/2025
555 lượt xem