19
/
174042
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản
hai-thuong-lan-ong-le-huu-trac-danh-nhan-van-hoa-va-gia-tri-di-san
news

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản

Thứ 6, 20/12/2024 | 16:16:00
1,925 lượt xem

Ngày 20/12, tại Hưng Yên, Tỉnh ủy Hưng Yên phối hợp Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản".

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và phát biểu tại hội thảo.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và phát biểu tại hội thảo.

Tham dự hội thảo có các đồng chí: Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng; lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Hội thảo quốc tế với chủ đề "Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác-Danh nhân văn hóa và giá trị di sản".

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh năm Giáp Thìn (năm 1724). Ông sinh ra trong gia đình, dòng họ hiếu học, khoa bảng và truyền thống văn hóa đặc sắc của hai vùng quê Hưng Yên và Hà Tĩnh, từ đó góp phần hun đúc nên tâm hồn, trí tuệ, tài năng và nhân cách của Lê Hữu Trác.

Với trí tuệ uyên bác về y học, ông đã nhanh chóng nâng tầm về y đức, y lý, y thuật và dược học đương thời lên tầm cao mới, thành học thuật kinh điển với phương châm "Nam dược trị Nam nhân".

Ông đã kiến tạo và củng cố thành hệ thống các chuẩn mực về đạo đức của người thầy thuốc. Chín điều trong Y huấn cách ngôn của ông được coi như lời thề đối với những người theo nghiệp đông y.

Với những đóng góp to lớn trong nghiên cứu y thuật, chữa bệnh cứu người, Lê Hữu Trác được xem là Đại danh y, ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam.

Phát biểu chỉ đạo, đề dẫn tại hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Tấm gương sáng ngời, mẫu mực về y đức; danh nhân văn hóa mang tầm vóc quốc tế, xứng đáng được nhân loại tôn vinh. Lê Hữu Trác để lại khối di sản lớn, đặc biệt là bộ sách Hải Thượng Y tông tâm lĩnh với giá trị thời đại.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các đại biểu, các nhà khoa học tập trung làm sâu sắc và sáng tỏ hơn những vấn đề sau: Thân thế, sự nghiệp, quê hương và thời đại của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; Những đóng góp của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với nền y học cổ truyền Việt Nam, đối với nền văn học, văn hóa dân tộc và nhân loại.

"Chúng ta cần tiếp tục khẳng định những giá trị tư tưởng mà bậc danh nhân đã để lại cho hậu thế", Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, công bố những nghiên cứu mới, góp phần khai mở hướng tiếp cận mới về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với tư cách là Danh nhân văn hóa đã được UNESCO vinh danh. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trong thời đại ngày nay. Xác định vinh dự và trách nhiệm của hậu thế trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị mà ông đã tạo lập trong giai đoạn mới, đồng thời, giáo dục, bồi đắp truyền thống lịch sử dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước; quảng bá tiềm năng, lợi thế, lịch sử văn hóa, đất nước, con người Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đi sâu làm rõ thân thế, sự nghiệp và thời đại của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; sự nghiệp y học của ông, đồng thời khẳng định ý nghĩa sự kiện UNESCO tham gia kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và việc phát huy giá trị di sản của ông trong thời đại ngày nay; sự nghiệp y học và tư tưởng chữa bệnh cứu người của ông; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản của ông trong Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam.

Theo Phạm Văn Hà/ Nhân Dân

https://nhandan.vn/hai-thuong-lan-ong-le-huu-trac-danh-nhan-van-hoa-va-gia-tri-di-san-post851628.html


  • Từ khóa

Hơn 12,5 triệu khách Việt du xuân, nhiều địa phương đạt doanh thu nghìn tỉ

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - 2.2), cả nước đón và phục vụ hơn 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng dịp tết năm...
16:45 - 03/02/2025
326 lượt xem

Khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân sâu sắc...
15:44 - 03/02/2025
351 lượt xem

Tưng bừng khai hội Gióng đền Sóc

Là một trong những lễ hội lớn nhất trên địa bàn Hà Nội cũng như miền Bắc, Lễ hội Gióng đền Sóc (Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại) thu hút...
14:36 - 03/02/2025
365 lượt xem

Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Trong thế giới hội nhập sâu rộng ngày nay, sức mạnh mềm văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, chi phối các yếu tố chính trị và kinh tế của từng quốc...
09:40 - 03/02/2025
501 lượt xem

Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lần đầu diễn ra vào buổi tối

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra vào rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 và lễ kỷ niệm chiến thắng này hằng năm được tổ chức vào sáng mùng 5 Tết, nhưng...
08:54 - 03/02/2025
509 lượt xem