19
/
174253
Tặng thưởng 'Thành tựu văn học trọn đời' cho cố nhà văn Lê Lựu
tang-thuong-thanh-tuu-van-hoc-tron-doi-cho-co-nha-van-le-luu-174253
news

Tặng thưởng 'Thành tựu văn học trọn đời' cho cố nhà văn Lê Lựu

Thứ 5, 26/12/2024 | 08:02:00
2,166 lượt xem

Sau các nhà văn như Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp... tới lượt nhà văn Lê Lựu được Hội Nhà văn Hà Nội tặng thưởng 'Thành tựu văn học trọn đời'.

Tặng thưởng 'Thành tựu văn học trọn đời' cho cố nhà văn Lê Lựu.  - Ảnh 1.

Bốn nhà văn, nhà thơ, dịch giả nhận giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2024 - Ảnh: Facebook Bình Nguyên Trang

Lễ trao giải thưởng, tặng thưởng văn học, kết nạp hội viên năm 2024 và tổng kết hoạt động năm 2024 của Hội Nhà văn Hà Nội đã diễn ra ngày 25-12 tại Hà Nội.

Tặng thưởng "Thành tựu văn học trọn đời" của Hội Nhà văn Hà Nội năm nay được trao cho cố nhà văn Lê Lựu. Đây là tặng thưởng truyền thống của Hội Nhà văn Hà Nội, nhằm ghi nhận những đóng góp to lớn trọn đời của các nhà văn đối với nền văn chương nước nhà.

Nhà văn Lê Lựu (1942-2022) sớm có những tác phẩm được coi là kinh điển của dòng văn học thời kỳ chiến tranh như truyện ngắn Người cầm súng (1970), tiểu thuyết Mở rừng (1976).

Nhưng thật sự khẳng định vị trí vững chắc của Lê Lựu trên văn đàn phải là bộ ba tiểu thuyết Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994) và nhất là Thời xa vắng (1986). 

Với Thời xa vắng, Lê Lựu đã thay đổi đời sống văn học Việt Nam trong những năm 1980.

Đây là cuốn sách ông "viết từ mình, rút ruột mình ra mà kể chuyện mình, chuyện một người nhưng là chuyện của nhiều người, chuyện của một thế hệ, chuyện của một thời".

Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu đoạt giải A Hội Nhà văn Việt Nam năm 1990. Tiểu thuyết này cùng Sóng ở đáy sông đã chuyển thể thành phim.

Lê Lựu được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật đợt 1.

Ngoài tặng thưởng cho cố nhà văn Lê Lựu, giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2024 trao cho 4 tác phẩm: tập tùy bút Hoa khởi trinh của tác giả Nguyễn Linh Khiếu; tập thơ Đêm hoa vàng của tác giả Bình Nguyên Trang;

Tập nghiên cứu, lý luận phê bình, chân dung văn học Văn học Việt Nam từ dấu mốc đổi mới 1986 chuyển động, thành tựu và bản sắc của tác giả Phùng Văn Khai; tập thơ dịch song ngữ Mười nhà thơ lớn đương đại Trung Quốc của dịch giả Nguyễn Hữu Thăng.

Theo Thiên Điểu/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/tang-thuong-thanh-tuu-van-hoc-tron-doi-cho-co-nha-van-le-luu-20241225203546207.htm

  • Từ khóa

Hơn 12,5 triệu khách Việt du xuân, nhiều địa phương đạt doanh thu nghìn tỉ

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - 2.2), cả nước đón và phục vụ hơn 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng dịp tết năm...
16:45 - 03/02/2025
323 lượt xem

Khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân sâu sắc...
15:44 - 03/02/2025
348 lượt xem

Tưng bừng khai hội Gióng đền Sóc

Là một trong những lễ hội lớn nhất trên địa bàn Hà Nội cũng như miền Bắc, Lễ hội Gióng đền Sóc (Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại) thu hút...
14:36 - 03/02/2025
364 lượt xem

Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Trong thế giới hội nhập sâu rộng ngày nay, sức mạnh mềm văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, chi phối các yếu tố chính trị và kinh tế của từng quốc...
09:40 - 03/02/2025
499 lượt xem

Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lần đầu diễn ra vào buổi tối

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra vào rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 và lễ kỷ niệm chiến thắng này hằng năm được tổ chức vào sáng mùng 5 Tết, nhưng...
08:54 - 03/02/2025
506 lượt xem