19
/
175143
'Vấn đề quốc phục chưa nhận được sự đồng thuận, còn nhiều ý kiến trái chiều'15
van-de-quoc-phuc-chua-nhan-duoc-su-dong-thuan-con-nhieu-y-kien-trai-chieu-15
news

'Vấn đề quốc phục chưa nhận được sự đồng thuận, còn nhiều ý kiến trái chiều'15

Thứ 4, 15/01/2025 | 14:41:00
1,898 lượt xem

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã tiếp tục có phản hồi ý kiến cử tri đề xuất áo dài truyền thống là lễ phục quốc gia.

'Vấn đề quốc phục chưa nhận được sự đồng thuận, còn nhiều ý kiến trái chiều' - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng - Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã có trả lời kiến nghị của cử tri TP Hà Nội gửi đến trước kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.

Quốc phục chưa nhận được sự đồng thuận

Cử tri Hà Nội đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu quy định lễ phục quốc gia đối với nam giới không chỉ là comple, áo sơ mi, cà vạt mà còn có áo dài truyền thống.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho hay ngày 31-7-2013, bộ đã ban hành quyết định 2641 về việc phê duyệt đề án lễ phục nhà nước.

Đồng thời triển khai tổ chức cuộc thi, đặt hàng thiết kế cũng như các hội thảo lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn và xin ý kiến rộng rãi trên toàn quốc.

Tuy nhiên, vấn đề quốc phục chưa nhận được sự đồng thuận, còn nhiều ý kiến trái chiều. Mặt khác, chưa có căn cứ pháp lý cho việc ban hành quy định về lễ phục nhà nước.

Vì vậy, đối với đề xuất của cử tri TP Hà Nội quy định về lễ phục quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin ghi nhận và sẽ tiếp tục nghiên cứu.

Cùng với đó, báo cáo cấp có thẩm quyền cho chủ trương xây dựng, bổ sung, hoàn thiện căn cứ pháp lý cho việc ban hành các quyết định liên quan đến trang phục, lễ phục nói riêng, biểu tượng văn hóa quốc gia nói chung.

Đây không phải lần đầu vấn đề quốc phục của Việt Nam được đặt ra. Từ năm 1990, đề án quốc phục nhằm tìm ra bộ trang phục sử dụng phổ biến trong công chức nhà nước đã được khởi động.

Đến những năm 2013, 2014 đề án quốc phục chuyển thành đề án lễ phục nhà nước, song đến nay vẫn còn dở dang, chưa được thực hiện.

'Vấn đề quốc phục chưa nhận được sự đồng thuận, còn nhiều ý kiến trái chiều' - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Tuyết Thu duyên dáng trong tà áo dài

Sớm khởi động chọn quốc phục

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội ngày 5-6-2024, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết đã nghiên cứu nhận diện lễ phục, quốc phục là bộ áo quần có tính chất đặc trưng nhưng sau đó gặp vướng mắc về thẩm quyền công nhận, ký duyệt nên phải dừng lại.

Ông Hùng nhấn mạnh việc biết đại biểu rất trăn trở và muốn giữ bản sắc văn hóa.

"Nhân đây, chúng tôi tha thiết đề nghị Quốc hội bổ sung khoảng trống pháp lý này, có thể giao cho một địa phương hay một bộ quản lý nào đó đưa vào trong luật để Chính phủ, bộ, ngành được thẩm quyền công nhận", ông Hùng trả lời khi đó.

Còn tại phiên thảo luận ngày 1-11-2024 tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đã tiếp tục đề xuất chọn quốc phục, quốc hoa cho bộ nhận diện bản sắc Việt Nam.

Theo ông Cảnh, Việt Nam chưa có bộ nhận diện bản sắc văn hóa rõ nét. Pháp luật chưa quy định cơ quan có thẩm quyền nào được duyệt những bản sắc Việt Nam như quốc phục, quốc hoa.

Trước đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức đánh giá bình chọn quốc phục, quốc hoa nhưng cũng dừng lại giữa chừng vì không có cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

Ông cho hay bộ nhận diện bản sắc Việt Nam ngoài những gì đã được pháp luật quy định thì còn có quốc phục, quốc hoa, quốc cầm, quốc vũ, quốc võ, quốc tửu, ẩm thực quốc gia.

Đây cũng là những yếu tố để tạo nên chuẩn mực cho một quốc yến của Việt Nam tại những sự kiện quốc gia, quốc tế lớn của Việt Nam.

Ông nói thêm thời gian gần đây giới trẻ đã quan tâm đến áo dài nam và đã mặc nhiều tại các sự kiện văn hóa, lễ, Tết và ngày cưới. Vì vậy ông cho rằng đây là thời điểm phù hợp để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khởi động lại việc chọn quốc phục.

Theo Thành Chung/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/van-de-quoc-phuc-chua-nhan-duoc-su-dong-thuan-con-nhieu-y-kien-trai-chieu-20250115083749964.htm 

  • Từ khóa

Hơn 12,5 triệu khách Việt du xuân, nhiều địa phương đạt doanh thu nghìn tỉ

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - 2.2), cả nước đón và phục vụ hơn 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng dịp tết năm...
16:45 - 03/02/2025
328 lượt xem

Khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân sâu sắc...
15:44 - 03/02/2025
354 lượt xem

Tưng bừng khai hội Gióng đền Sóc

Là một trong những lễ hội lớn nhất trên địa bàn Hà Nội cũng như miền Bắc, Lễ hội Gióng đền Sóc (Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại) thu hút...
14:36 - 03/02/2025
366 lượt xem

Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Trong thế giới hội nhập sâu rộng ngày nay, sức mạnh mềm văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, chi phối các yếu tố chính trị và kinh tế của từng quốc...
09:40 - 03/02/2025
503 lượt xem

Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lần đầu diễn ra vào buổi tối

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra vào rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 và lễ kỷ niệm chiến thắng này hằng năm được tổ chức vào sáng mùng 5 Tết, nhưng...
08:54 - 03/02/2025
511 lượt xem