19
/
52850
Hò khoan Lệ Thủy trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia
ho-khoan-le-thuy-tro-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cap-quoc-gia
news

Hò khoan Lệ Thủy trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Thứ 6, 01/09/2017 | 10:11:53
828 lượt xem

Nói đến văn hóa Quảng Bình, không thể không nhắc đến hò khoan Lệ Thủy, với lối hát dung dị, mộc mạc và gần gũi, làn điệu dân ca này là món ăn tinh thần bao đời nay của người dân nơi đây. Với những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc đó, hò khoan Lệ Thủy đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Tối 31/8, tại thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Hò khoan Lệ Thủy đã chính thức đón nhận Bằng ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia từ Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh giá trị nhân văn của loại hình nghệ thuật truyền thống, góp phần bảo tồn văn hoa quý giá của dân tộc trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển.

Hò khoan Lệ Thủy đã được dân gian chắt lọc, trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến cố nhưng chín mái hò khoan vẫn giữ đúng quy tắc, luật nghiêm ngặt không hề thay đổi. Chín mái hò khoan Lệ Thủy bao gồm Lỉa trâu; Mái nhài (dài ); Mái ruỗi; Mái chè; Mái nện; Mái ba; Mái xắp; Mái hò khơi và Mái hò Nậu xăm.

Lãnh đạo huyện Lệ Thủy đón nhận Bằng chứng nhận Hò Khoan Lệ Thủy là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia từ Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

Lãnh đạo huyện Lệ Thủy đón nhận Bằng chứng nhận Hò Khoan Lệ Thủy là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia từ Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

Với nhạc cụ đơn giản nên hò khoan diễn ra phong phú trong mọi lúc, mọi nơi, trong những ngày lễ hội của làng, trong bơi đua thuyền truyền thống trên sông. Hò ở sân đình, ở rạp thì có trống đại, trống chầu. Nơi đông người mà không có chuẩn bị trước thi đôi tay vỗ vào nhau nhịp nhàng đúng nhịp tạo ra âm thanh hấp dẫn làm nền cho câu hò vừa hay, vừa nhộn làm cho người hò, người nghe thú vị sảng khoái.

Đây là nét đẹp văn hóa đã thấm vào máu thịt bao đời của người dân Lệ Thủy nói riêng và Quảng Bình nói chung. Ra đời từ cuộc sống lao động sản xuất, những điệu hò có mặt khắp nơi, như chèo thuyền, giã gạo, cấy lúa, kéo gỗ... đến tình yêu đôi lứa. Trong chiến tranh, điệu hò còn được sử dụng như một cách ra hiệu lệnh của quân du kích. Với lời ca chứa đựng sự răn dạy, ý nghĩa nhân văn, tình cảm, lối hát dung dị, thân thương, hò khoan Lệ Thủy đã trở thành nguồn sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ người dân nơi đây.

Hò khoan là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân Lệ Thủy, Quảng Bình

Hò khoan là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân Lệ Thủy, Quảng Bình

Nét độc đáo hò khoan Lệ Thủy là một mình hò cũng được, hai người càng hay, càng đông càng tốt, ai cũng làm diễn viên, ai cũng khán giả. Nếu chỉ một mình thì vừa hò cái, vừa hò con. Hai người trở lên thì một người hò cái, nhiều người hò con thể hiện đủ mọi đề tài như: Hò thi nhau, hò trêu tức, hò đố. Hò cái trục trặc, hò con thay hò cái ngay. Hò nối hơi, nối sức, nối trí uyển chuyển linh hoạt.

Hò Lỉa trâu được thể hiện trên sân khấu

Hò Lỉa trâu được thể hiện trên sân khấu

Việc công nhận Hò khoan Lệ Thủy là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia thêm một lần nữa khẳng định giá trị truyền thống của điệu hò sông nước. Góp phần lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa lâu đời của cha ông, đưa nét đẹp của điệu hò khoan lan tỏa, trở món ăn tinh thần của người dân.

Theo Tiến Thành/Dân trí

  • Từ khóa

Hơn 12,5 triệu khách Việt du xuân, nhiều địa phương đạt doanh thu nghìn tỉ

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - 2.2), cả nước đón và phục vụ hơn 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng dịp tết năm...
16:45 - 03/02/2025
328 lượt xem

Khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân sâu sắc...
15:44 - 03/02/2025
354 lượt xem

Tưng bừng khai hội Gióng đền Sóc

Là một trong những lễ hội lớn nhất trên địa bàn Hà Nội cũng như miền Bắc, Lễ hội Gióng đền Sóc (Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại) thu hút...
14:36 - 03/02/2025
366 lượt xem

Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Trong thế giới hội nhập sâu rộng ngày nay, sức mạnh mềm văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, chi phối các yếu tố chính trị và kinh tế của từng quốc...
09:40 - 03/02/2025
503 lượt xem

Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lần đầu diễn ra vào buổi tối

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra vào rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 và lễ kỷ niệm chiến thắng này hằng năm được tổ chức vào sáng mùng 5 Tết, nhưng...
08:54 - 03/02/2025
511 lượt xem