19
/
55363
Tân Yên Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa
tan-yen-bao-ton-di-tich-lich-su-van-hoa
news

Tân Yên Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa

Thứ 5, 23/11/2017 | 08:55:09
1,757 lượt xem

BGTV- Xác định công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên. Những năm qua, chính quyền các cấp đã quan tâm chỉ đạo, qua đó góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và phát huy giá trị giáo dục lịch sử văn hóa cho thế hệ trẻ.

Tân Yên là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa và là nơi có nhiều di tích với 355 di tích các loại. Trong đó có gần 90 di tích đã được xếp hạng và có 12 di tích cấp quốc gia đặc biệt. Những năm qua, công tác tu bổ tôn tạo di tích được các cấp, ngành và toàn xã hội quan tâm.

Đình Tỉnh Đạo, thuộc xã Quang Tiến là một công trình lịch sử văn hóa được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh 2009. Tuy nhiên, sau nhiều năm, di tích đã xuống cấp, công tác tu sửa, tôn tạo đang được thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa với tổng kinh phí trên 400 triệu đồng.

Chỉ tính từ đầu năm đến nay, huyện tập trung tôn tạo, tu bổ 8 di tích, trong đó có 2 di tích chuyển tiếp từ năm 2016 như: Tổng tam quan chùa Giã, Đình nội, Đình Cầu Thượng, đền Dành, Đình Tỉnh Đạo, Đình Tiến Sơn, Đình Giã, Đình Chùa Vồng với tổng kinh phí  trên 7 tỷ đồng. Qua đó, những di tích được đầu tư tu bổ đều phục hồi được diện mạo xưa, trở thành những sản phẩm văn hóa hoàn chỉnh giúp thế hệ trẻ có một cách nhìn toàn diện hơn về lịch sử - văn hóa,  một số di tích sau khi được tu bổ đã trở thành địa điểm tâm linh văn hóa thu hút ngày càng đông khách tham quan.

Bà Lê Thị Mùi (xã Liên Chung, Tân Yên) người dân sinh sống gần khu vực đền Dành cho biết: “Chính quyền địa phương quan tâm, du khách về đây thăm quan vãn cảnh cũng đông nên người dân chúng tôi rất phấn khởi, cũng mong là mọi người biết đến các di tích tại địa phương nhiều hơn nữa để phát triển quê hương”.

Việc đầu tư, tu bổ tôn tạo các di tích trên địa bàn huyện  Tân Yên đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng, lòng yêu nước cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Qua đó nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tạo nên nguồn nội lực to lớn góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của địa phương.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định như: Việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích bằng nguồn xã hội hóa diễn ra khá phổ biến, nhưng quản lý lại tương đối khó khăn vì thiếu đội ngũ cán bộ giám sát, thi công chuyên nghiệp, lành nghề. Mặt khác một số xã, thị trấn còn trông chờ vào nguồn kinh phí của nhà nước, cùng với đó cán bộ làm công tác văn hóa các xã kiêm nhiệm nhiều công việc, nhiều lĩnh vực, do vậy việc quản lý, gìn giữ di tích còn gặp nhiều khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Bé Nhung, Phó phòng văn hóa thông tin huyện Tân Yên cho biết: “Để nâng cao hiệu quả tôn tạo di tích, thời gian tới phòng văn hóa huyện Tân Yên tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức của toàn dân đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng”. Mặt khác tăng cường công tác xã hội hóa để nhiều tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí cùng với sự đầu tư của Nhà nước để tu bổ, bảo tồn các di tích trên địa bàn huyện./.

 Mai Hương

 


  • Từ khóa

Lãnh đạo bộ ngành, địa phương không dự lễ hội nếu không được phân công

Đó là yêu cầu được Thủ tướng đưa ra trong công điện về việc thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động sau Tết Ất Tỵ và Lễ hội...
10:48 - 04/02/2025
11 lượt xem

Hội thi vẽ trang trí trâu lễ hội Tịch Điền xuân Ất Tỵ

Ngày 3/2 (tức mồng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, đã diễn ra Hội thi vẽ trang trí trâu Lễ hội...
10:42 - 04/02/2025
18 lượt xem

Tục lệ hay đầu năm: Nghênh xuân và khuyến khích nghề nông

Đầu xuân, vua nhà Nguyễn tiến hành các nghi lễ thể hiện sự khuyến khích, coi trọng nghề nông.
10:20 - 04/02/2025
25 lượt xem

Hơn 12,5 triệu khách Việt du xuân, nhiều địa phương đạt doanh thu nghìn tỉ

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - 2.2), cả nước đón và phục vụ hơn 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng dịp tết năm...
16:45 - 03/02/2025
461 lượt xem

Khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân sâu sắc...
15:44 - 03/02/2025
481 lượt xem