190
/
125522
Trằn trọc, mắt "chong chong" sau mắc Covid-19, phải làm gì?
tran-troc-mat-chong-chong-sau-mac-covid-19-phai-lam-gi
news

Trằn trọc, mắt "chong chong" sau mắc Covid-19, phải làm gì?

Thứ 7, 19/03/2022 | 09:09:55
1,099 lượt xem

Rất nhiều F0 than phiền sau khi khỏi Covid-19 thì rơi vào tình trạng mất ngủ, mắt "chong chong", cả đêm đếm cừu vẫn không thể ngủ.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, ông nhận được rất nhiều câu hỏi của các bệnh nhân sau Covid-19 bị khó ngủ, mất ngủ, kể cả ở người lớn và trẻ em.

Có những trường hợp sau âm tính cả tháng trời, cả mẹ và con đêm nào cũng trằn trọc không ngủ được. Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến mọi người rất mệt mỏi, ảnh hưởng công việc, học tập.

Trằn trọc, mắt chong chong sau mắc Covid-19, phải làm gì? - 1

Về tình trạng trằn trọc, mất ngủ sau khỏi Covid-19, PGS Dũng cho rằng, trẻ con rất nhạy cảm, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên. Nếu người lớn lo lắng quá nhiều khi bị Covid-19, lo lắng về tình trạng hậu Covid-19 thì đứa con cũng biết và có thể "lây" sự lo lắng của bố mẹ. Vì vậy, người lớn phải làm gương cho con để giảm bớt sự lo lắng hoặc nếu có không nên thể hiện cho con biết.

Hãy coi Covid-19 cũng như những lần trẻ ốm khác, như sốt siêu vi, viêm đường hô hấp, có triệu chứng nào, dùng thuốc điều trị triệu chứng đó, đừng lo lắng thái quá. Đến hơn 80% bệnh nhân Covid-19 biểu hiện nhẹ, hoặc không có triệu chứng. Việc cần làm là nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đủ chất, theo dõi sức khỏe, không nên quá lo lắng.

Để giảm tình trạng trằn trọc, mất ngủ, cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng (như đi bộ buổi tối 30 phút, tắm nước ấm, rồi đi ngủ), tập thói quen đi ngủ đúng giờ, không dùng các chất kích thích như trà, cà phê và giảm bớt vào mạng xã hội bởi trong đó có rất nhiều ý kiến lo lắng dễ bị "lây" sự lo lắng của người khác. Nếu không được thì nên gặp một chuyên gia về tâm lý để được tư vấn.

Theo Tú Anh/ Dân Trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/tran-troc-mat-chong-chong-sau-mac-covid19-phai-lam-gi-20220317174124300.htm

  • Từ khóa

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu mới cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch và não bộ, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo...
13:16 - 07/02/2025
5 lượt xem

Cách nào nhận biết nông sản, thực phẩm có sử dụng vàng O?

Vàng O (Auramine O) là chất có khả năng gây ung thư cao. Đây là chất dùng để tạo màu trong công nghiệp, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, không được dùng để...
10:30 - 07/02/2025
95 lượt xem

5 biểu hiện cúm trở nặng, cần đến ngay cơ sở y tế

Bệnh cúm hầu hết có diễn biến nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể biến chứng, bội nhiễm gây viêm phổi suy hô hấp, suy đa phủ tạng. Cần lưu ý triệu chứng...
07:51 - 07/02/2025
158 lượt xem

Chủ động phòng cúm bằng cách nào?

Cúm là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, thậm chí tử vong, đặc biệt ở những...
16:45 - 06/02/2025
513 lượt xem

Nghiên cứu: Thực phẩm tốt cho từng nhóm máu

Một nghiên cứu mới đây đã khám phá ra điều đáng ngạc nhiên về cách gien và nhóm máu quyết định loại thực phẩm nào giúp cơ thể phát triển tốt hơn, loại nào...
14:41 - 06/02/2025
576 lượt xem