190
/
150472
Hai dấu hiệu phân biệt bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng
hai-dau-hieu-phan-biet-benh-sot-xuat-huyet-va-benh-tay-chan-mieng
news

Hai dấu hiệu phân biệt bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 17/07/2023 | 10:31:00
2,413 lượt xem

Hiện nay, nguy cơ dịch chồng dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng khiến bà con dễ nhầm lẫn bệnh. Cả hai bệnh nhiễm vi rút, có thể gây ra các triệu chứng giống nhau, nhưng nếu để ý một chút, hai bệnh có một số điểm khác biệt.

Ban phục hồi trên chân bé bị bệnh sốt xuất huyết - Ảnh: BS Úc Nguyễn

Ban phục hồi trên chân bé bị bệnh sốt xuất huyết - Ảnh: BS Úc Nguyễn

1. Sốt: 

Dấu hiệu sốt trong bệnh sốt xuất huyết rất khác biệt. Đó là một dạng sốt cao liên tục, nhiệt độ lên tới trên 39 độ C hoặc trên 40 độ C.

Bà con làm mọi cách như uống thuốc hạ sốt, nhét hậu môn, lau mát mà nhiệt độ hạ chỉ một chút thôi rồi sốt lại. Sốt xuất hiện đột ngột ngay ngày đầu tiên của bệnh. Có một số bệnh nhân sau hai ngày bị sốt cao thì sốt đột ngột giảm nhanh cũng giống như nó đột ngột đến. Tuy nhiên, bà con phải cảnh giác thấy nhiệt độ giảm đột ngột là có thể bệnh của bé đang chuyển nặng, cần kịp thời đưa vô bệnh viện.

Còn bệnh tay chân miệng thì thường không sốt hoặc sốt nhẹ trong những ngày đầu. Nhiệt độ thường không quá 38,3 độ C. Nếu như mấy ngày đầu sốt nhẹ, bỗng dưng vài ba ngày sau bé sốt cao vút lên trên 40 độ C hoặc 41 độ C, sốt liên tục trên hai ngày mà không có cách chi hạ sốt được. Lúc đó là bệnh tay chân miệng đang chuyển sang nặng hơn, trung tâm điều hòa thân nhiệt bị tổn thương nghiêm trọng rồi, bà con nên đưa bé vào bệnh viện liền.

2. Nốt đỏ trên da: 

Nốt đỏ trên da mà bà con hay gọi là phát ban. Phát ban của hai bệnh đều có xảy ra, nhưng diễn biến nốt ban sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng khác nhau nhiều lắm.

Ban đỏ trên da của bệnh sốt xuất huyết xuất hiện muộn hơn bệnh tay chân miệng vài ba ngày. Nó có hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu bắt đầu từ ngày thứ ba trở đi, trên da xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới da. Xuất huyết dưới da có dạng chấm hoặc mảng màu đỏ và nổi bật hơn trên cánh tay, chân và mặt.

Ban đỏ trên da của bệnh nhân tay chân miệng xuất hiện sớm trong vòng một hoặc hai ngày kể từ khi bắt đầu sốt, các đốm nhỏ màu đỏ nhanh chóng chuyển thành mụn nước. Các mụn nước thường xuất hiện dưới dạng các tổn thương nhỏ, chứa đầy chất lỏng trên bàn tay, bàn chân và bên trong miệng.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/hai-dau-hieu-phan-biet-benh-sot-xuat-huyet-va-benh-tay-chan-mieng-20230717090527084.htm 

  • Từ khóa

Việt Nam sắp có 3 trung tâm xạ trị proton điều trị ung thư, sẽ được bảo hiểm y tế chi trả

Bộ Y tế giao các đơn vị triển khai đề án xây dựng trung tâm xạ trị proton ở 3 bệnh viện lớn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam là Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ...
14:55 - 11/02/2025
63 lượt xem

Đừng cứ bệnh gì cũng đổ cho cúm

Không phải cứ nhức đầu, sổ mũi, sốt là bị cúm. Có những triệu chứng bệnh tương tự nhưng không phải cúm. Cách phân biệt các bệnh dễ nhầm lẫn với cúm ra...
14:30 - 11/02/2025
81 lượt xem

Ăn đu đủ, vì sao nên ăn cả hạt?

Đu đủ là loại trái cây bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Các dưỡng chất có lợi trong đu đủ không chỉ có trong phần thịt mà còn ở cả phần hạt. Tuy...
11:55 - 11/02/2025
145 lượt xem

Thực hư tin đồn Omicron có biến thể mới đáng lo ngại, nguy hiểm hơn Delta gấp 5 lần

Gần đây nhiều tin đồn lan truyền về một biến thể Omicron mới với khả năng gây tử vong cao gấp 5 lần Delta. Vậy thông tin này có cơ sở khoa học hay...
09:50 - 11/02/2025
187 lượt xem

Mách bạn bài thuốc cổ truyền hữu hiệu giải cảm cúm, ngạt mũi, đau họng

Những ngày qua, ca mắc cúm gia tăng, nhiều người khổ sở với triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng… Làm gì để giảm các triệu chứng này, y học cổ truyền...
08:11 - 11/02/2025
241 lượt xem