190
/
175424
Đột quỵ ở người trẻ: đừng chủ quan!
dot-quy-o-nguoi-tre-dung-chu-quan
news

Đột quỵ ở người trẻ: đừng chủ quan!

Thứ 4, 22/01/2025 | 07:40:00
2,116 lượt xem

Đột quỵ ở người trẻ liên tục được ghi nhận gần đây, trong đó 85% số ca đột quỵ do tăng huyết áp.

Tự bỏ thuốc điều trị tăng huyết áp

Theo Trung tâm đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), số bệnh nhân (BN) đột quỵ dưới 45 tuổi chiếm 15% các ca đột quỵ tại đây.

Đột quỵ ở người trẻ: đừng chủ quan!- Ảnh 1.

Nếu phát hiện có bệnh tăng huyết áp, cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên và tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ ẢNH: LIÊN CHÂU

Trung tâm đang điều trị BN nam 31 tuổi, được chuyển tới trong tình trạng hôn mê, huyết áp liên tục tăng cao 180/100 mmHg. 4 năm trước, BN này bị chảy máu não bán cầu trái do tăng huyết áp. Khi đó, sau đợt điều trị, ra viện, BN được chỉ định dùng thuốc điều trị tăng huyết áp nhưng đã tự ý bỏ thuốc sau khi thấy huyết áp trở về bình thường.

Với ca bệnh trên, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tiến Dũng, Phó giám đốc Trung tâm đột quỵ, thông tin: Kết quả chụp phim cho thấy ở lần này BN bị chảy máu não bên phải. Các bác sĩ nhận định BN khó có thể phẫu thuật do đã chảy máu cả 2 bên não và hôn mê sâu. BN liên tục sốt cao, ý thức chậm, hôn mê, không cai được thở máy, tiên lượng nặng.

Đột quỵ do chủ quan

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho biết, tỷ lệ mắc đột quỵ ở người trẻ dưới 45 tuổi chiếm khoảng 10 - 15%; dưới 50 tuổi chiếm 15 - 20% trên tổng số các ca bệnh đột quỵ. Trên thế giới cứ 100.000 người dưới 50 tuổi thì có 15 người bị chảy máu não ít nhất 1 lần.

Theo Trung tâm đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai, tăng huyết áp là căn nguyên chiếm tới 80 - 85% số ca chảy máu não, còn 15 - 20% chảy máu não thứ phát do vỡ dị dạng mạch máu, u não, viêm mạch… Có thực tế là người trẻ thường chủ quan, ít khi theo dõi chỉ số huyết áp, ít tập luyện; thừa cân, béo phì và không đi khám sức khỏe định kỳ.

Do đó, khi phát hiện tăng huyết áp, cần duy trì thuốc thường xuyên, suốt đời; tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và khám lại định kỳ để điều chỉnh thuốc cũng như phát hiện sớm các biến chứng.

Đột quỵ có 2 dạng cơ bản là nhồi máu não (chiếm 80%) và chảy máu não (chiếm 20%), với các mức độ khác nhau, từ rất nhẹ (tự hồi phục, không di chứng) đến rất nặng (đe dọa tính mạng hoặc tử vong ngay).

Đột quỵ do xuất huyết não xuất hiện ít hơn nhồi máu não, nhưng tỷ lệ tử vong lại cao hơn và các bệnh nhân còn sống sót bị di chứng sa sút trí tuệ cũng như di chứng tàn phế rất nặng nề.

Người có dấu hiệu của đột quỵ cần được chuyển đến ngay các cơ sở y tế có chuyên môn về cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tốt.


info.jpg

info.jpg

Theo Liên Châu/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/dot-quy-o-nguoi-tre-dung-chu-quan-185250121183356886.htm

  • Từ khóa

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho...
16:06 - 03/02/2025
341 lượt xem

Massage giải rượu có thật sự hiệu quả?

Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thiện Kim Hữu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, cơ sở 3 đưa ra những khuyến cáo massage giải rượu có thể hỗ trợ giảm một...
14:43 - 03/02/2025
399 lượt xem

5 biểu hiện cảnh báo cần đi khám gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe. Khi mỡ tích tụ quá nhiều trong gan thì sẽ gây tổn thương tế bào gan và kích hoạt phản ứng viêm. Một số...
13:00 - 03/02/2025
450 lượt xem

Phát hiện tin vui bất ngờ cho người thích ăn thịt

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, đã phát hiện kết hợp thịt đỏ nạc vào chế độ ăn uống lành mạnh, nhất quán có thể cải thiện...
09:10 - 03/02/2025
507 lượt xem

Hơn 24.000 lượt khám, cấp cứu nghi liên quan tai nạn giao thông

Bộ Y tế thống kê trong 8 ngày nghỉ Tết, các cơ sở y tế đã khám, cấp cứu gần 550.000 lượt người bệnh.
12:16 - 02/02/2025
1,011 lượt xem