190
/
53037
Dấu hiệu điển hình ở trẻ mắc tay chân miệng
dau-hieu-dien-hinh-o-tre-mac-tay-chan-mieng
news

Dấu hiệu điển hình ở trẻ mắc tay chân miệng

Thứ 6, 08/09/2017 | 08:43:31
1,076 lượt xem

Trẻ em, người già miễn dịch yếu, khả năng chống chọi kém nên dễ nhiễm vi khuẩn, virus. Trẻ đi học trong môi trường chật hẹp nên dễ nhiễm khuẩn, lây bệnh. Các bệnh thường mắc trong mùa đông xuân là bệnh đường hô hấp; bệnh dị ứng... trong đó có chân tay miệng.

Ảnh minh họa.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virut EV71 gây nên, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, vào đường ruột, từ đó đi vào hệ bạch huyết xâm nhập vào các cơ quan trong đó có hệ thần kinh trung ương. Hệ quả gây viêm não, nên hậu quả rất nặng nề, có tỷ lệ tử vong cao, di chứng lớn. Đường lây chính của bệnh là do trẻ trong nhà trẻ đưa vật dụng (đồ chơi) chứa mầm bệnh vào mồm, làm lây bệnh. Hoặc do trẻ ăn phải thực phẩm chứa nguồn bệnh.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây nên. Bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nước phỏng và phân của người nhiễm virus. Tay chân miệng hiện chưa có vaccine để phòng ngừa.

Theo thống kê, dịch bệnh tay chân miệng xảy ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố nhưng nhiều hơn ở các tỉnh phía Nam. Bệnh có xu hướng tăng cao vào 2 thời điểm: từ tháng 3 -5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm.

Bác sĩ Phạm Thanh Xuân, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cho biết, tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh và rộng. Vì vậy, nếu trẻ được phát hiện sớm thì cần được cách ly với những người xung quanh.

Dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng, loét miệng với vết loét đỏ, phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân, quanh khớp gối, mông.

- Sốt: có thể từ 1 -3 ngày hay 5 - 7 ngày tùy từng diễn biến của bệnh.

- Kèm theo trẻ nổi nốt trong miệng, dễ vỡ và loét, khiến trẻ đau và quấy khóc, kém ăn.

- Nổi nốt ở những vị trí đặc trưng khác như: lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đùi, bẹn hay bộ phận sinh dục ngoài. Bệnh lây qua đường tiếp xúc, dễ làm mầm bệnh lan truyền. Khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học, cách lý nguồn bệnh tránh lây lan cho trẻ khác.

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Theo Tiền phong

  • Từ khóa

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành mạnh đã được khoa học chứng minh làm giảm nguy...
07:10 - 04/02/2025
26 lượt xem

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho...
16:06 - 03/02/2025
382 lượt xem

Massage giải rượu có thật sự hiệu quả?

Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thiện Kim Hữu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, cơ sở 3 đưa ra những khuyến cáo massage giải rượu có thể hỗ trợ giảm một...
14:43 - 03/02/2025
457 lượt xem

5 biểu hiện cảnh báo cần đi khám gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe. Khi mỡ tích tụ quá nhiều trong gan thì sẽ gây tổn thương tế bào gan và kích hoạt phản ứng viêm. Một số...
13:00 - 03/02/2025
503 lượt xem

Phát hiện tin vui bất ngờ cho người thích ăn thịt

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, đã phát hiện kết hợp thịt đỏ nạc vào chế độ ăn uống lành mạnh, nhất quán có thể cải thiện...
09:10 - 03/02/2025
563 lượt xem