190
/
55864
Phần lớn phụ nữ Việt ở tuổi sinh đẻ bị thiếu máu trầm trọng
phan-lon-phu-nu-viet-o-tuoi-sinh-de-bi-thieu-mau-tram-trong
news

Phần lớn phụ nữ Việt ở tuổi sinh đẻ bị thiếu máu trầm trọng

Thứ 5, 07/12/2017 | 12:37:01
989 lượt xem

Nhiều phụ nữ ở độ tuổi 20-35 bị thiếu máu làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai và các tai biến sản khoa.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới hiện có khoảng 528,7 triệu phụ nữ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu, chiếm khoảng 29,4%. Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện dinh dưỡng, 25,5% phụ nữ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu, trong đó tập trung cao hơn ở miền núi và nông thôn.

Bác sĩ Trần Thị Hồng Vân, trường Đại học Y dược Thái Nguyên nghiên cứu trên 585 người nhằm mục tiêu mô tả tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ người dân tộc Tày độ tuổi 20-35. Kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu máu chung là gần 26%, thiếu máu do thiếu sắt đến 45%. 

phan-lon-phu-nu-viet-o-tuoi-sinh-de-bi-thieu-mau-tram-trong

Ảnh: Boldsky.

Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu. Thiếu sắt là tình trạng thiếu hụt dự trữ sắt trong cơ thể, là nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu dinh dưỡng. Thiếu máu dinh dưỡng gặp ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Hầu như tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều bị thiếu sắt ở các mức độ khác nhau, đặc biệt khi có thai. 

Theo bác sĩ Vân, thiếu máu dinh dưỡng đang là vấn đề nghiêm trọng ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, thiếu máu ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là nguy cơ hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai cũng như các tai biến sản khoa. Phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu máu thường mệt mỏi, giảm sức khỏe, giảm trí nhớ, giảm khả năng lao động. Phụ nữ có thai bị thiếu máu làm mức tăng cân kém, thai kém phát triển, dễ dẫn đến sảy thai, đẻ non, bị băng huyết khi sinh đẻ, đẻ con nhỏ yếu, con đẻ ra sẽ bị thiếu máu.

Khi mang thai, nhu cầu sắt tăng cao do cơ thể cần một lượng sắt rất lớn cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, người phụ nữ còn bị mất máu qua quá trình sinh nở, kỳ kinh nguyệt và tạo sữa nuôi con bú. Phụ nữ sinh đẻ càng nhiều thì nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt càng cao và cơ thể càng bị suy nhược.

Uống bổ sung viên sắt, axit folic, vitamin B12... là biện pháp điều trị và phòng chống thiếu máu dinh dưỡng. Chị em cũng nên cải thiện bữa ăn bằng việc lựa chọn thực phẩm giàu sắt như thịt bò, gan lợn, lòng đỏ trứng, rau và các loại đậu.

Theo Lê Nga/VnExpress

  • Từ khóa

Công dụng đáng ngạc nhiên của cà phê đối với sức khỏe cơ bắp

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng cà phê có thể có tác động tích cực trong việc làm chậm quá trình mất khối lượng cơ khi về già, hay còn gọi là chứng teo...
10:34 - 04/02/2025
12 lượt xem

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành mạnh đã được khoa học chứng minh làm giảm nguy...
07:10 - 04/02/2025
104 lượt xem

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho...
16:06 - 03/02/2025
446 lượt xem

Massage giải rượu có thật sự hiệu quả?

Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thiện Kim Hữu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, cơ sở 3 đưa ra những khuyến cáo massage giải rượu có thể hỗ trợ giảm một...
14:43 - 03/02/2025
540 lượt xem

5 biểu hiện cảnh báo cần đi khám gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe. Khi mỡ tích tụ quá nhiều trong gan thì sẽ gây tổn thương tế bào gan và kích hoạt phản ứng viêm. Một số...
13:00 - 03/02/2025
578 lượt xem