190
/
66026
9 dấu hiệu ung thư không nên bỏ qua
9-dau-hieu-ung-thu-khong-nen-bo-qua
news

9 dấu hiệu ung thư không nên bỏ qua

Chủ nhật, 07/10/2018 | 09:26:25
875 lượt xem

Không phải chỉ khi có khối u mới cần kiểm tra. Có 9 dấu hiệu cảnh báo kém rõ ràng hơn mà bạn cần đề phòng, theo trang tin BT.

Đừng xem nhẹ những cơn đau không rõ nguyên nhân SHUTTERSTOCK

1. Sụt cân

Giảm kích cỡ váy áo ban đầu có vẻ là tin tốt, nhưng nếu bạn không chủ ý thực hiện giảm cân bằng chế độ ăn và thói quen tập luyện, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn trong cơ thể.

Nhiều loại bệnh ung thư khác nhau gây sụt cân, đó là do các khối u sử dụng nhiều năng lượng và dinh dưỡng khi chúng phát triển. Điều này thường xảy ra nhất ở những người bị ung thư dạ dày, thực quản, tuyến tụy hoặc phổi.

2. Mệt mỏi liên tục

Tất cả chúng ta đều có những ngày dường như không thể nhướng mắt lên nổi tại bàn làm việc, và nếu lối sống của chúng ta hơi khác thường, công việc quá tải và bạn không ngủ đủ, đó hẳn là lý do khiến bạn cảm thấy mệt. Nhưng tình trạng mệt mỏi bất thường nếu kéo dài một thời gian liên tục thì rất đáng suy xét.

Mệt mỏi có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư, và tình trạng này thường xảy ra vào giai đoạn đầu mắc bệnh, do hậu quả của việc thất thoát máu trong cơ thể.

3. Chảy máu bất thường

Với phụ nữ, nếu chảy máu 12 tháng sau khi mãn kinh, bất kể nhiều hay ít, đó được xem là biểu hiện ung thư cổ tử cung hay ung thư nội mạc tử cung. Kinh nguyệt thất thường và chảy máu giữa các chu kỳ, hoặc sau khi quan hệ tình dục, cũng có thể là một nguyên nhân gây lo ngại ở phụ nữ trẻ, nhưng điều này cũng báo hiệu các vấn đề sức khỏe khác hoặc biến động hormone.

4. Sưng cổ

Chúng ta được khuyên thường xuyên kiểm tra vú và tinh hoàn để tầm soát những khối u “lang thang”, nhưng cổ cũng có thể là một chỉ dấu quan trọng về các tế bào ung thư.

Nhiều người không nhận ra tầm quan trọng của một khối u dai dẳng ở cổ và để nó tồn tại quá lâu trước khi đi gặp bác sĩ. Đó là một dấu hiệu đáng lo ngại, do nó có thể biểu hiện cho một khối u đâu đó trên đầu hay cổ, bao gồm ung thư miệng, tai, xoang, thanh quản hay tuyến giáp.

5. Loét miệng không lành

Loét miệng xảy ra khá thường xuyên, và thường hết trong vòng 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, nếu một vết loét gây khó chịu trong hơn 3 tuần, hoặc nếu bạn có nhiều vết loét “lì lợm”, đó có thể là dấu hiệu báo động có vấn đề nghiêm trọng hơn đang xảy ra.

Theo các chuyên gia, thường chúng ta bị loét miệng khi không khỏe và hệ miễn dịch bị suy yếu. Thành miệng tự hồi phục mỗi 2 tuần, vốn giúp cho các vết loét tự lành. Nếu bị các vết loét “đeo bám” hơn 3 tuần, bạn nên đi gặp bác sĩ.

6. Liên tục chướng bụng

Nhiều người trong chúng ta cảm thấy chướng bụng sau một bữa ăn thừa mứa, nhưng nếu bạn bị chướng bụng mỗi ngày (bất kể lâu hay mau), đó có thể là một cảnh báo từ cơ thể. Lời khuyên là nếu bị chướng bụng kéo dài, hãy trao đổi với bác sĩ.

7. Thay đổi thói quen ruột

Các mô hình ruột của chúng ta có thể thay đổi mỗi ngày, tùy vào việc chúng ta ăn gì và bị stress như thế nào.

Đặc biệt nếu bạn đi đại tiện thường xuyên hơn và hình dạng phân thay đổi, đó có thể là dấu hiệu ung thư ruột. Loại ung thư này thường không xuất hiện triệu chứng cho đến khi nó tiến triển đến khối u to hơn.

8. Mụn trên da không lành

Những nốt mụn trên da có nhiều hình dạng, kích cỡ, màu sắc và có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Mọi người thường xem nhẹ các nốt mụn không lành trên da và thường không thể phân biệt mụn vô hại với mụn nguy hiểm tiềm tàng.

Nếu một nốt mụn hay nốt ruồi to ra, sẫm màu hơn và có hình dạng bất thường, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư hắc tố.

9. Đau không giải thích được

Vẹo cổ, đau lưng bị xem nhẹ vì chúng thường xảy ra. Nhưng hãy lưu ý, bất kỳ tình trạng đau nào ở bất cứ đâu trên cơ thể mà không có nguyên nhân rõ ràng hay không tan biến, hãy đi kiểm tra.

Đau vùng chậu có thể là ung thư buồng trứng, đau lưng có thể do khối u vú hay tuyến tiền liệt, đau vùng bụng có thể là ung thư dạ dày...

Theo Quyên Quân/ Thanh Niên

  • Từ khóa

Tự dùng thuốc trị cúm làm tăng nguy cơ kháng thuốc

Ngày 11.2, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) lưu ý, thuốc kháng vi rút điều trị cúm là thuốc được chỉ định sau khi bác sĩ đánh giá cụ thể ca...
08:39 - 12/02/2025
49 lượt xem

Việt Nam sắp có 3 trung tâm xạ trị proton điều trị ung thư, sẽ được bảo hiểm y tế chi trả

Bộ Y tế giao các đơn vị triển khai đề án xây dựng trung tâm xạ trị proton ở 3 bệnh viện lớn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam là Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ...
14:55 - 11/02/2025
482 lượt xem

Đừng cứ bệnh gì cũng đổ cho cúm

Không phải cứ nhức đầu, sổ mũi, sốt là bị cúm. Có những triệu chứng bệnh tương tự nhưng không phải cúm. Cách phân biệt các bệnh dễ nhầm lẫn với cúm ra...
14:30 - 11/02/2025
497 lượt xem

Ăn đu đủ, vì sao nên ăn cả hạt?

Đu đủ là loại trái cây bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Các dưỡng chất có lợi trong đu đủ không chỉ có trong phần thịt mà còn ở cả phần hạt. Tuy...
11:55 - 11/02/2025
551 lượt xem

Thực hư tin đồn Omicron có biến thể mới đáng lo ngại, nguy hiểm hơn Delta gấp 5 lần

Gần đây nhiều tin đồn lan truyền về một biến thể Omicron mới với khả năng gây tử vong cao gấp 5 lần Delta. Vậy thông tin này có cơ sở khoa học hay...
09:50 - 11/02/2025
599 lượt xem