190
/
69532
10 mối đe dọa sức khỏe nhân loại 2019
10-moi-de-doa-suc-khoe-nhan-loai-2019
news

10 mối đe dọa sức khỏe nhân loại 2019

Thứ 3, 22/01/2019 | 07:22:42
595 lượt xem

Lần đầu tiên không tiêm vắcxin được WHO đưa vào nhóm 10 mối đe dọa sức khỏe con người bởi khiến các bệnh truyền nhiễm trỗi dậy.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu năm 2019. Trong số này, lần đầu tiên xuất hiện vấn đề không tiêm vắcxin.

Theo Live Science, vắcxin giúp nhân loại phòng tránh 2-3 triệu cái chết mỗi năm. Tuy nhiên, do dự tiêm phòng, được định nghĩa là chậm trễ hoặc từ chối tiêm vắc xin dù có sẵn dịch vụ tiêm chủng, đang đe dọa đảo ngược mọi nỗ lực con người đạt được trong công cuộc chống lại bệnh truyền nhiễm. 

Ví dụ điển hình nhất là bệnh sởi. Những năm gần đây, số ca mắc bệnh sởi trên thế giới tăng 30% cho dù đây là bệnh phòng được bằng vắcxin. Thực tế, các quốc gia gần như đã xóa sổ bệnh sởi giờ đây chứng kiến căn bệnh trỗi dậy. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này chính là do không tiêm vắcxin.

Ảnh: WHO.

Ảnh: WHO.

Tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins ở Baltimore nhận định cách đây 100 năm, danh sách các mối đe dọa sức khỏe toàn cầu chỉ có bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, điều này thay đổi nhờ vắcxin.

Bên cạnh vắcxin, các mối đe dọa khác được WHO đề cập là bệnh không truyền nhiễm như tim mạch, tiểu đường và ung thư.

"Trước kia, con người không sống đủ lâu để mắc nhiều bệnh không truyền nhiễm", tiến sĩ Adalja giải thích. "Việc các bệnh không truyền nhiễm cũng được đưa vào danh sách cũng là bằng chứng cho thấy vắc xin hiệu quả đến mức nào".

WHO nhận định do dự tiêm phòng là vấn đề phức tạp cần giải quyết bởi mỗi cá nhân lại có lý do riêng để từ chối vắc xin. Ví dụ, một số người nghi ngờ độ an toàn của vắcxin trong khi vài người khác cho rằng con cái họ phải tiêm quá nhiều. Đặc biệt, một bộ phận người dân chủ quan, cho rằng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm rất thấp nên không cần tiêm vắcxin. 

Với những trường hợp trên, tiến sĩ Adalja khuyên khi thấy bệnh nhân do dự tiêm phòng, các bác sĩ cần tìm hiểu căn nguyên và đưa ra những bằng chứng khoa học chứng minh vắcxin là phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Bên cạnh đó, mỗi người cần tự nhận thức các bệnh truyền nhiễm vẫn rất nguy hiểm.

"Chúng ta cần quay lại thời điểm khi vắcxin được đón nhận như những chiếc smartphone mới", tiến sĩ Adaljia nói.

10 mối đe dọa:

Ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu

Bệnh không truyền nhiễm (như tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch)

Đại dịch cúm

Môi trường sống không đảm bảo

Kháng kháng sinh

Ebola và các bệnh nguy hiểm khác (như Zika, Nipah, MERS-CoV, SARS)

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu yếu kém

Không tiêm vắcxin

Sốt xuất huyết

HIV

Theo VnExpress

  • Từ khóa

Biến chứng sau mắc cúm A, bé trai 7 tháng tuổi suy hô hấp cấp tiến triển nguy hiểm

Các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 7 tháng tuổi bị suy hô hấp cấp...
16:20 - 12/02/2025
270 lượt xem

Đại học Harvard tìm ra cách uống cà phê tốt nhất để tránh bệnh tiểu đường

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y sinh American Journal of Clinical Nutrition đã tìm ra cách uống cà phê hoàn hảo để giảm nguy cơ mắc bệnh...
13:00 - 12/02/2025
343 lượt xem

Thực hư việc cắn móng tay có thể gây mắc bệnh tim mạch

Cắn móng tay là thói quen của nhiều người, từ trẻ em đến những người trưởng thành. Vậy, liệu có phải cắn móng tay thường xuyên trong thời gian dài có thể...
13:13 - 12/02/2025
319 lượt xem

Tự dùng thuốc trị cúm làm tăng nguy cơ kháng thuốc

Ngày 11.2, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) lưu ý, thuốc kháng vi rút điều trị cúm là thuốc được chỉ định sau khi bác sĩ đánh giá cụ thể ca...
08:39 - 12/02/2025
428 lượt xem

Việt Nam sắp có 3 trung tâm xạ trị proton điều trị ung thư, sẽ được bảo hiểm y tế chi trả

Bộ Y tế giao các đơn vị triển khai đề án xây dựng trung tâm xạ trị proton ở 3 bệnh viện lớn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam là Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ...
14:55 - 11/02/2025
875 lượt xem