190
/
69681
“Thử thách 10 năm” cho thấy vi khuẩn đã không còn đáp ứng với thuốc như trước
thu-thach-10-nam-cho-thay-vi-khuan-da-khong-con-dap-ung-voi-thuoc-nhu-truoc
news

“Thử thách 10 năm” cho thấy vi khuẩn đã không còn đáp ứng với thuốc như trước

Thứ 6, 25/01/2019 | 06:40:24
851 lượt xem

So với bức ảnh “thử thách 10 năm” 2009, kháng sinh có vẻ không được tốt lắm.

Các bác sĩ đang cố gắng khai thác sức mạnh của xu hướng #10YearChallenge (Thử thách 10 năm) trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý đến cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh đang gia tăng trên toàn thế giới.

Họ đang chia sẻ những bức ảnh đặt cạnh nhau chụp đĩa petri chứa đầy vi khuẩn với kháng sinh trong đó - một của năm 2009 và một của năm 2019.

Mặc dù không có cách nào để biết chắc chắn những đĩa thí nghiệm này có chứa gì, song chúng chứng minh chính xác những gì mà các chuyên gia về kháng kháng sinh dự kiến sẽ thấy trong một xét nghiệm kháng sinh chống lại vi khuẩn kháng thuốc như vậy.

Ở bức ảnh đầu tiên, bạn có thể thấy những vòng tròn “sạch” trong môi trường nuôi cấy màu xanh nhạt bao xung quanh từng mẫu thuốc.

Nhưng trong bức ảnh năm 2019, mật độ của vi khuẩn hoàn toàn không thay đổi bởi thuốc – như sẽ xảy ra nếu nó nhiễm vào cơ thể bạn - vì vi trùng đã tiếp xúc quá nhiều với kháng sinh khiến thuốc không còn tác dụng.

VI-KHUAN.jpg

Bác sĩ Kate Flavin đã không đăng những bức ảnh về vẻ ngoài của bà cách đây 10 năm so với bây giờ, thay vào đó bà đăng bức ảnh về tác dụng của kháng sinh đối với vi khuẩn kháng thuốc năm 2009 so với ngày nay

Mỗi năm có hơn hai triệu người Mỹ mắc các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh, theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).

Ít nhất 23.000 người chết vì các bệnh nhiễm trùng này hàng năm, nhưng những đánh giá gần đây về hồ sơ tử vong cho thấy một kịch bản thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

Và đó không chỉ là vấn đề của một quốc gia cụ thể.

Tổ chức Y tế Thế giới gọi hiện tượng này là “một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe, an ninh lương thực và phát triển toàn cầu hiện nay”.

Liên minh châu Âu đang chứng kiến 25.000 ca tử vong do kháng kháng sinh mỗi năm, 38.000 người mắc phải những bệnh nhiễm trùng này mỗi năm và 58.000 trẻ sơ sinh tử vong ngay trong năm đầu do nhiễm trùng từ mẹ.

Không phải là y học đã không theo kịp cách mà kháng sinh tiến hóa tự nhiên.

Thay vào đó, chính chúng ta đã tạo ra vấn đề.

Trong các bài đăng Thử thách 10 năm, mọi người thường khoe họ đã tiến xa đến mức nào, dù là trong quá trình giảm cân và cơ hội tập luyện, phong cách cá nhân của họ hay đơn giản là già đi. Đó là một cách để nói “hãy xem tôi đã làm được gì”.

Nhưng chúng ta cũng chịu trách nhiệm về sự thay đổi của vi khuẩn và đáp ứng của chúng với kháng sinh.

Vi khuẩn càng tiếp xúc nhiều với kháng sinh, chúng càng được huấn luyện để có sức sống mạnh nhất. Các chủng yếu nhất sẽ bị thuốc tiêu diệt, nhưng những chủng có đột biến nhẹ khiến kháng sinh trở nên kém phù hợp sẽ sống sót và nhân lên.

Các công ty dược phẩm đã đẩy thuốc kháng sinh đến các bác sĩ, và đến lượt mình các bác sĩ lại đẩy kháng sinh về phía bệnh nhân, thường như một cách đơn giản để xoa dịu những phụ huynh hay bệnh nhân không hài lòng với lời khuyên về nhà và nghỉ ngơi khi họ bị nhiễm virut.

Nhưng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì với cảm lạnh thông thường, vốn là bệnh nhiễm virus.

Trong chăn nuôi, vật nuôi  được điều trị bằng kháng sinh phòng ngừa, tiếp tục thúc đẩy sự lan tràn của kháng kháng sinh.

Kể từ năm 2007, số ca nhiễm trùng kháng kháng sinh đã tăng gấp đôi ở châu Âu và đang gia tăng mạnh ở những nơi khác trên thế giới.

Chúng ta đang thua trong thử thách 10 năm này.

Và chúng ta cần tiếp tục phát triển các loại kháng sinh mới cũng như có phác đồ rõ ràng hơn về các biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng ngay từ đầu, như rửa tay thật kỹ, không đi làm khi bị bệnh và tiêm phòng vắc-xin.

Không làm như vậy, tình hình kháng kháng sinh sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn và với tốc độ gia tăng.

Kháng kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh đã bị sử dụng bừa bãi trong nhiều thập kỷ, thúc đẩy vi khuẩn vô hại trở thành siêu vi khuẩn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước đây đã cảnh báo nếu không hành động thì thế giới đang hướng đến kỷ nguyên “hậu kháng sinh”.

Tuyên bố nêu rõ các bệnh nhiễm trùng thông thường, chẳng hạn như chlamydia, sẽ trở thành những căn bệnh chết người bếu không có những giải pháp ngay lập tức cho cuộc khủng hoảng đang gia tăng.

Vi khuẩn có thể trở nên kháng thuốc khi mọi người dùng thuốc kháng sinh không đúng liều hoặc nếu thuốc bị sử dụng không cần thiết.

Mối đe dọa kháng kháng sinh được đánh giá là nghiêm trọng ngang với hiểm họa khủng bố.

Số liệu ước tính các siêu vi khuẩn sẽ giết chết 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050, và bệnh nhân có thể bỏ mạng vì những vi khuẩn từng vô hại.

Hiện mỗi năm có khoảng 700.000 người chết do các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc bao gồm lao (TB), HIV và sốt rét trên toàn thế giới.

Những lo ngại đã nhiều lần được đưa ra rằng y học sẽ bị đưa trở lại “thời kỳ đen tối” nếu kháng sinh bị mất tác dụng trong những năm tới.

Ngoài việc các loại thuốc hiện có trở nên kém hiệu quả, chỉ có một hai loại kháng sinh mới được phát triển trong 30 năm qua.

Vào tháng 9, WHO đã cảnh báo các loại thuốc kháng sinh đang “cạn kiệt” khi báo cáo cho thấy tình trạng “thiếu nghiêm trọng” các loại thuốc mới trong tiến trình phát triển.

Nếu không có thuốc kháng sinh, mổ đẻ, điều trị ung thư và thay khớp háng sẽ trở nên vô cùng “rủi ro”, báo cáo cho biết.

Cẩm Tú/Dân trí

Theo DM

  • Từ khóa

Biến chứng sau mắc cúm A, bé trai 7 tháng tuổi suy hô hấp cấp tiến triển nguy hiểm

Các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 7 tháng tuổi bị suy hô hấp cấp...
16:20 - 12/02/2025
270 lượt xem

Đại học Harvard tìm ra cách uống cà phê tốt nhất để tránh bệnh tiểu đường

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y sinh American Journal of Clinical Nutrition đã tìm ra cách uống cà phê hoàn hảo để giảm nguy cơ mắc bệnh...
13:00 - 12/02/2025
343 lượt xem

Thực hư việc cắn móng tay có thể gây mắc bệnh tim mạch

Cắn móng tay là thói quen của nhiều người, từ trẻ em đến những người trưởng thành. Vậy, liệu có phải cắn móng tay thường xuyên trong thời gian dài có thể...
13:13 - 12/02/2025
319 lượt xem

Tự dùng thuốc trị cúm làm tăng nguy cơ kháng thuốc

Ngày 11.2, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) lưu ý, thuốc kháng vi rút điều trị cúm là thuốc được chỉ định sau khi bác sĩ đánh giá cụ thể ca...
08:39 - 12/02/2025
428 lượt xem

Việt Nam sắp có 3 trung tâm xạ trị proton điều trị ung thư, sẽ được bảo hiểm y tế chi trả

Bộ Y tế giao các đơn vị triển khai đề án xây dựng trung tâm xạ trị proton ở 3 bệnh viện lớn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam là Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ...
14:55 - 11/02/2025
875 lượt xem