205
/
142571
Chính phủ đề nghị loại 'tổ chức' khỏi khái niệm người tiêu dùng
chinh-phu-de-nghi-loai-to-chuc-khoi-khai-niem-nguoi-tieu-dung
news

Chính phủ đề nghị loại 'tổ chức' khỏi khái niệm người tiêu dùng

Thứ 4, 15/02/2023 | 11:13:18
2,149 lượt xem

Sáng 15-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Chính phủ đề nghị loại tổ chức khỏi khái niệm người tiêu dùng - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: PHẠM THẮNG

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết đến nay chỉ còn 2 vấn đề còn ý kiến khác nhau là khái niệm người tiêu dùng và việc áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổ chức có khiếu kiện đến cơ quan nhà nước là rất ít

Về khái niệm người tiêu dùng, Chính phủ đề nghị loại "tổ chức" khỏi khái niệm người tiêu dùng như luật hiện hành, chỉ để "cá nhân".

Bởi cho rằng trong suốt 10 năm tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, số lượng các tổ chức có khiếu nại, khiếu kiện đến các cơ quan nhà nước là rất ít.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng là tổ chức có nhiều điều kiện tốt hơn so với người tiêu dùng là cá nhân khi thực hiện giao dịch mua, bán và giải quyết tranh chấp. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy pháp luật nhiều nước chỉ tập trung điều chỉnh đối tượng người tiêu dùng là cá nhân.

Đối với việc áp dụng thủ tục rút gọn tại tòa án cũng chưa thống nhất do việc rút gọn thủ tục là cần thiết, song việc quy định vấn đề này tại dự thảo luật không thống nhất với điều kiện giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự sẽ dẫn đến khó khăn.

Tòa án nhân dân tối cao cũng có văn bản đề nghị không quy định về nội dung này trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì đây là luật nội dung không thể quy định về thủ tục tố tụng.

Đánh giá kỹ hơn căn cứ lựa chọn để bảo vệ tốt nhất người tiêu dùng

Nêu ý kiến sau đó, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng việc giải trình của Chính phủ loại bỏ tổ chức khỏi khái niệm người tiêu dùng cần phải bảo vệ quyền lợi trong dự thảo luật "không thuyết phục".

Ông đề nghị quy định người tiêu dùng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Đồng thời ngoài việc "mua" như dự thảo, ông Phương đề nghị bổ sung cả việc "sử dụng" vì có nhiều người được tặng, cung cấp sử dụng chứ không mua vẫn là người tiêu dùng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sau đó đề nghị đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật tại Việt Nam để có quy định phù hợp.

Ông chỉ rõ hiện nay bảo vệ cả cá nhân, tổ chức mà quyền lợi người tiêu dùng còn bị xâm phạm như vậy. Giờ đề xuất bỏ tổ chức mà tổ chức lại là người tiêu dùng khá phổ biến tại Việt Nam có nên không?

Từ đó ông đề nghị phải "lý sự", "đánh giá kỹ" hơn căn cứ lựa chọn để bảo vệ tốt nhất người tiêu dùng.

Ông Huệ bày tỏ thiên về phương án giữ như luật hiện hành, theo đó người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức, cá nhân, tuy nhiên cho biết phương án này khác với phương án Chính phủ trình do đó cần phải có ý kiến của Chính phủ.

Đối với việc giải quyết tranh chấp tại tòa, ông Huệ đồng tình lựa chọn phương án áp dụng thủ tục rút gọn, song đề nghị tiếp thu các ý kiến để đảm bảo thống nhất với Bộ luật tố tụng dân sự và có thể giao cho Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn.

Ông đề nghị rà soát lại xem ngoài 2 nội dung xin ý kiến còn vấn đề gì khác nhau.

Ông nói thường sang vòng cho ý kiến thứ 2 (giai đoạn 2 của quy trình lập pháp), các cơ quan hay sa vào xin ý kiến vấn đề còn ý kiến khác nhau nhưng lại ít bám vào nguyên tắc, quan điểm, mục tiêu, hay sự đáp ứng yêu cầu, chính sách đặt ra khi xây dựng luật.

"Đôi khi cách xin ý kiến làm loạn vấn đề lớn của dự án luật vì nêu những vấn đề không căn cơ", ông Huệ đặt vấn đề.

Ông chỉ rõ vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định khá kỹ lưỡng, song vấn đề nghĩa vụ chưa được quy định đầy đủ.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh khi tập trung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì nghĩa vụ, trách nhiệm gắn theo được quy định cũng cần bảo đảm ngang bằng trong quyền, nghĩa vụ bảo vệ, các chủ thể người tiêu dùng, người sản xuất hay phân phối.

Do đó không được làm phương hại đến quyền nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có liên quan, nhất là vấn đề chi phí tuân thủ pháp luật.

Ông đề nghị cần tiếp tục rà soát, xem xét lại các nguyên tắc, các quan điểm lớn đã đặt ra khi trình xây dựng dự án luật.

Theo Thành Chung/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/chinh-phu-de-nghi-loai-to-chuc-khoi-khai-niem-nguoi-tieu-dung-20230215101324232.htm

  • Từ khóa

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Các nội dung kiểm tra bao gồm việc sắp xếp, đổi mới tổ chức bộ máy, thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội...
18:45 - 23/02/2025
55 lượt xem

Việt Nam, Lào và Campuchia thắt chặt quan hệ giữa các lãnh đạo cấp cao

Ngày 22-2, tại TP.HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào Thongloun...
20:49 - 22/02/2025
581 lượt xem

Tổng Bí thư Tô Lâm đi metro số 1

Tại ga Bến Thành, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trực tiếp thăm hỏi, trò chuyện với người dân đi tàu.
15:52 - 22/02/2025
685 lượt xem

Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng tính lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ là căn cứ để xác định ranh giới và phạm vi các vùng biển của Việt Nam.
15:36 - 21/02/2025
1,311 lượt xem

Thủ tướng hoan nghênh Hải Phòng góp gần 11.000 tỉ đồng cho dự án đường sắt nối Trung Quốc

Thủ tướng hoan nghênh TP Hải Phòng góp 11.000 tỉ đồng cho dự án đường sắt sắp được triển khai và đề nghị phấn đấu lên 15.000 tỉ đồng thì tốt hơn nữa
14:05 - 21/02/2025
1,310 lượt xem