205
/
82890
“Khi nào Chính phủ trình nhân sự Bộ trưởng Y tế thì Quốc hội xem xét”
khi-nao-chinh-phu-trinh-nhan-su-bo-truong-y-te-thi-quoc-hoi-xem-xet
news

“Khi nào Chính phủ trình nhân sự Bộ trưởng Y tế thì Quốc hội xem xét”

Thứ 4, 27/11/2019 | 20:41:26
500 lượt xem

Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh điều này khi trả lời báo chí liên quan đến vấn đề nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế thay bà Nguyễn Thị Kim Tiến.

Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 8, phóng viên đặt câu hỏi với Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc về việc Quốc hội đã phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến nhưng hiện chưa có nhân sự mới để Quốc hội xem xét phê chuẩn.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, chức danh này Quốc hội chỉ phê chuẩn bổ nhiệm khi Chính phủ trình sang. Hiện Chính phủ phân công cán bộ tạm thời đảm nhiệm công việc ở Bộ này và chưa trình nhân sự mới.

“Quốc hội chỉ phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ nên khi nào Thủ tướng chọn đượng Bộ trưởng và đề nghị thì Quốc hội xem xét” – ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.

"khi nao chinh phu trinh nhan su bo truong y te thi quoc hoi xem xet" hinh 1

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

Cũng liên quan đến vấn đề cán bộ, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ và Luật Viên chức vừa được Quốc hội thông qua quy định hình thức kỷ luật “xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” với người đã nghỉ hưu nhưng có sai phạm trong quá trình công tác. Tuy nhiên, Luật chỉ quy định nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết về hệ quả pháp lý tương ứng với mức kỷ luật.

“Hệ quả pháp lý tương ứng” ở đây được hiểu sẽ theo hướng như thế nào? Khi nào thì Chính phủ sẽ ban hành Nghị định quy định vấn đề này” – phóng viên VOV.VN đặt câu hỏi.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang cho biết, thể chế hoá vấn đề xử lý cán bộ đã nghỉ hưu có sai phạm là chủ trương lớn của Đảng, là yêu cầu của thực tiễn và phúc đáp nguyện vọng của cử tri.

Hình thức xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm về mặt Đảng cũng đã được quy định. Việc quy định trong luật này nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định của Đảng.

“Chính phủ sẽ quy định chi tiết về xử lý cán bộ đã nghỉ hưu và theo quy định phải được ban hành, có hiệu lực cùng với thời điểm luật có hiệu lực, tức từ 1/7/2020” -  ông Nguyễn Trường Giang thông tin.

Đại biểu có phát biểu vì “loby”?

Tại cuộc họp báo, phóng viên cũng phản ánh có ý kiến cử tri băn khoăn về biểu hiện lobby, đặt hàng khi trong một số phiên thảo luận ở Quốc hội, có những đại biểu liên tục phát biểu về một vấn đề và có tình trạng một số bài phát biểu trùng lặp về cùng vấn đề. Tại nhiệm kỳ trước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã cảnh báo về tình trạng đại biểu đọc bài phát biểu của người khác.

"khi nao chinh phu trinh nhan su bo truong y te thi quoc hoi xem xet" hinh 2

Toàn cảnh cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV

Trả lời câu hỏi trên, đại biểu Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng nếu nói vấn đề “đặt hàng” đại biểu Quốc hội thì rất khó. “Nếu có phần mềm nào đó phân tích được thì tốt”, ông Phúc nói. Theo ông, quyền của đại biểu Quốc hội là có thể thuê chuyên gia nghiên cứu bài phát biểu trước hội trường và họ được cấp kinh phí cho việc này. Riêng về việc trùng lặp, ông Phúc cho rằng có thể đại biểu Quốc hội cùng nghiên cứu một vấn đề.

“Có đại biểu nói trùng rồi thì xin rút, nhưng có đại biểu đã đăng ký, và biết có cử tri theo dõi nên họ phát biểu là bình thường. Theo tôi cái đó không đặt vấn đề nặng nề quá!”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Tiếp tục đặt vấn đề, phóng viên dẫn chứng một đại biểu Quốc hội khoá XIII đã từng phát hiện có 4 bài phát biểu của đại biểu Quốc hội có những đoạn giống nhau, thậm chí sai giống nhau.

Hoặc cử tri phản ánh có đại biểu tập trung quá nhiều vào một dự án hay chính sách, có thể có lợi cho bộ ngành hay địa phương nào đó. Việc này sẽ tác động đến quyết định của Quốc hội.

Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng quá trình đại biểu Quốc hội làm việc với bộ ngành thì chắc chắc có trao đổi, nhưng “không vì thế mà làm xoay chuyển, làm lệch chủ trương đúng đắn”.

Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, nếu vấn đề đại biểu đặt ra là đúng thì rất tốt, còn không thì Quốc hội sẽ xem xét thấu đáo./.

Theo Ngọc Thành/VOV.VN

https://vov.vn/chinh-tri/khi-nao-chinh-phu-trinh-nhan-su-bo-truong-y-te-thi-quoc-hoi-xem-xet-983545.vov

  • Từ khóa

Dự án sân bay Long Thành: Hội đồng bồi thường có nhiều sai phạm

Công an tỉnh Đồng Nai bước đầu xác định có nhiều sai phạm của Hội đồng bồi thường trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án sân bay Long Thành, gây...
19:51 - 12/02/2025
141 lượt xem

Ủy ban Kinh tế: Không để sắp xếp, tinh gọn bộ máy làm gián đoạn công việc, ảnh hưởng người dân

Theo tờ trình của Chính phủ, với mục tiêu tăng trưởng điều chỉnh là 8%, quy mô GDP sẽ đạt trên 500 tỉ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD...
17:02 - 12/02/2025
194 lượt xem

Đề nghị giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp

Về cơ cấu tổ chức của UBND, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ...
17:47 - 12/02/2025
644 lượt xem

Đề xuất mới về xem xét tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Dự Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi đã bổ sung quy định về trường hợp tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội.
13:47 - 12/02/2025
293 lượt xem

Phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu khai mạc. Báo Nhân Dân trân trọng giới...
10:42 - 12/02/2025
362 lượt xem