205
/
83641
Các nội dung Việt Nam thúc đẩy khi làm Chủ tịch HĐBA Liên Hợp Quốc
cac-noi-dung-viet-nam-thuc-day-khi-lam-chu-tich-hdba-lien-hop-quoc
news

Các nội dung Việt Nam thúc đẩy khi làm Chủ tịch HĐBA Liên Hợp Quốc

Thứ 5, 12/12/2019 | 14:24:09
527 lượt xem

Việc Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngay trong tháng 1/2020 sẽ đặt ra rất nhiều khó khăn.

Ngày 12/12, tại buổi họp báo quốc tế về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết, sẽ có hai lần Việt Nam làm Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an vào tháng 1/2020 và tháng 4/2021.

cac noi dung viet nam thuc day khi lam chu tich hdba lien hop quoc hinh 1

Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (bìa phải) phát biểu tại họp báo.

Theo Thứ trưởng Lê Hoài Trung, qua tham vấn, các nước đều cho rằng việc Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngay trong tháng 1/2020 sẽ đặt ra rất nhiều khó khăn bởi thông thường các nước phải có công tác chuẩn bị ít nhất 1 năm trong khi Việt Nam mới chính thức trúng cử vào tháng 6/2019 và chỉ có 6 tháng để chuẩn bị; đồng thời Việt Nam cũng sẽ chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN vào năm 2020.

Dự kiến, trong lần thứ nhất giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng 1/2020 sắp tới, ngoài những công việc bình thường, Việt Nam sẽ tổ chức một phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng với chủ đề Kỷ niệm 75 năm Liên Hợp Quốc, việc tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; thảo luận mở, thông báo, trao đổi thông tin liên quan đến chủ đề vai trò của việc hợp tác giữa Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với các tổ chức khu vực trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, trong đó cũng sẽ có nội dung liên quan đến vai trò của tổ chức khu vực.

Về chủ đề khi Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 4/2021, ông Lê Hoài Trung cho biết, Việc Nam vẫn đang trao đổi với các quốc gia với nội dung theo hướng bàn về các vấn đề hậu xung đột – chủ đề các nước rất quan tâm và Việt Nam có kinh nghiệm; cùng với đó là vấn đề nhân đạo, vấn đề bom mìn trong xung đột…

Về công tác chuẩn bị, Việt Nam ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện đường lối đối ngoại cũng như đối với đóng góp chung của Liên Hợp Quốc, các Bộ, Ban, Ngành của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ, các lãnh đạo cấp cao đã triển khai nhiều công việc. Trước hết là rà soát lại, xây dựng toàn bộ những hồ sơ cơ bản về từng vấn đề trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Thứ hai là xây dựng cơ chế phối hợp, tham vấn liên ngành đồng thời có sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao trong việc xử lý công việc liên quan của Việt Nam ở Hội đồng Bảo an.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho biết: “Với việc tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam có cơ hội rất quan trọng để thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đó là đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và Việt Nam mong muốn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Một nội dung quan trọng khác trong đường lối đối ngoại của Việt Nam là chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và cụ thể hơn, đường lối Đại hội Đảng lần thứ 12 đã đề ra chủ trương chủ động tham gia và phát huy vai trò của các cơ chế đa phương, đặc biệt là tại ASEAN và Liên Hợp Quốc”.

Tham gia Hội đồng Bảo an, Việt Nam cũng mong muốn đóng góp vào thúc đẩy phát huy vai trò của Hội đồng Bảo an đó là duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Một ưu tiên nữa của Việt Nam khi tham gia Hội đồng Bảo an là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Bảo an, giúp cơ quan này hoạt động tốt hơn. Đồng thời thúc đẩy những vấn đề mà các nhóm nước ở các khu vực trên thế giới quan tâm như: bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang, tái thiết sau xung đột, vấn đề phụ nữ và hòa bình an ninh…

Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh, cùng với những ưu tiên, Việt Nam mong muốn qua dịp này có thể thúc đẩy quan hệ đối tác với các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an nói riêng cũng như các quốc gia là thành viên Liên Hợp Quốc nói chung thông qua việc Việt Nam đóng góp vào giải quyết những vấn đề của các khu vực trên thế giới./.

Theo Hùng Cường/VOV.VN

https://vov.vn/chinh-tri/cac-noi-dung-viet-nam-thuc-day-khi-lam-chu-tich-hdba-lien-hop-quoc-989247.vov

  • Từ khóa

Dự án sân bay Long Thành: Hội đồng bồi thường có nhiều sai phạm

Công an tỉnh Đồng Nai bước đầu xác định có nhiều sai phạm của Hội đồng bồi thường trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án sân bay Long Thành, gây...
19:51 - 12/02/2025
226 lượt xem

Ủy ban Kinh tế: Không để sắp xếp, tinh gọn bộ máy làm gián đoạn công việc, ảnh hưởng người dân

Theo tờ trình của Chính phủ, với mục tiêu tăng trưởng điều chỉnh là 8%, quy mô GDP sẽ đạt trên 500 tỉ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD...
17:02 - 12/02/2025
282 lượt xem

Đề nghị giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp

Về cơ cấu tổ chức của UBND, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ...
17:47 - 12/02/2025
746 lượt xem

Đề xuất mới về xem xét tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Dự Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi đã bổ sung quy định về trường hợp tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội.
13:47 - 12/02/2025
376 lượt xem

Phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu khai mạc. Báo Nhân Dân trân trọng giới...
10:42 - 12/02/2025
447 lượt xem