190
/
176146
Mách bạn bài thuốc cổ truyền hữu hiệu giải cảm cúm, ngạt mũi, đau họng
mach-ban-bai-thuoc-co-truyen-huu-hieu-giai-cam-cum-ngat-mui-dau-hong
news

Mách bạn bài thuốc cổ truyền hữu hiệu giải cảm cúm, ngạt mũi, đau họng

Thứ 3, 11/02/2025 | 08:11:00
315 lượt xem

Những ngày qua, ca mắc cúm gia tăng, nhiều người khổ sở với triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng… Làm gì để giảm các triệu chứng này, y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc hữu hiệu.

Mách bạn bài thuốc xuông giải cảm cúm, ngạt mũi, đau họng  - Ảnh 1.

Những loại thảo dược dễ tìm có thể dùng để xông giải cảm - Ảnh minh họa

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tư vấn một số bài thuốc xông từ những nguyên liệu mà ai cũng có thể dễ dàng mua được.

- Sả, gừng

Trong Đông y, sả vị cay, tính ấm, tác dụng sát trùng, tiêu đờm, sát khuẩn, thông tiểu, chữa cảm cúm. Gừng chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm, giúp kích thích tiêu hóa và giảm những cơn đau nhức hiệu quả.

Để xông, bạn dùng cỏ sả, lá bưởi, hương nhu, lá chanh, cúc tần, bạch đàn, mỗi loại một nắm, đun sôi làm thuốc uống và xông, đắp chăn cho ra mồ hôi. Có thể thêm một ít muối trắng để sát khuẩn.

Theo khuyến cáo, xông hơi toàn thân có thể thực hiện tuần 2-3 lần, xông hơi bộ phận có thể làm 3-4 lần mỗi tuần.

- Tía tô

Tía tô vị cay, tính ấm, vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Bạn dùng lá tía tô đã rửa sạch, nấu cùng sả, muối trắng để xông, giải cảm.

Ngoài ra, uống nước lá tía tô hoặc thái nhỏ trộn cháo nóng ăn, đắp chăn nằm nghỉ cho ra mồ hôi cũng làm giảm mệt mỏi, ho, sốt.

- Lá chanh, bạc hà, kinh giới

Bạn có thể sử dụng lá chanh, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ, bỏ chung vào nồi làm dược liệu xông.

Ngoài ra, nên bổ sung thêm gừng tươi để giải độc, thông mũi họng hoặc sả để sát khuẩn, trị cảm, nhức đầu, sổ mũi...

Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Không tắm ngay sau khi xông. Nếu xông toàn thân, nơi xông phải kín gió. 

Khi mồ hôi đã ra nhiều ướt áo thì ngừng xông, lau khô người, thay áo, đắp chăn nằm nghỉ. Xông đầu mặt cũng tương tự, nhưng chỉ cần phủ khăn vùng đầu mặt. Sau khi xông lau khô vùng đầu mặt.

Thời gian mỗi lần xông khoảng 20 phút.

Sau khi xông xong lau khô, giữ ấm và tránh gió. Không nên lạm dụng và nên dừng lại khi thấy khó thở, tức ngực, choáng váng. Người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã.

Lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo thêm không nên xông khi mệt và không xông quá lâu.

Trong Đông y, xông là bài thuốc để điều trị cảm cúm, đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng... Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh chứ không làm hết bệnh.

Theo Dương Liễu/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/mach-ban-bai-thuoc-co-truyen-huu-hieu-giai-cam-cum-ngat-mui-dau-hong-20250210110444991.htm

  • Từ khóa

Việt Nam sắp có 3 trung tâm xạ trị proton điều trị ung thư, sẽ được bảo hiểm y tế chi trả

Bộ Y tế giao các đơn vị triển khai đề án xây dựng trung tâm xạ trị proton ở 3 bệnh viện lớn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam là Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ...
14:55 - 11/02/2025
139 lượt xem

Đừng cứ bệnh gì cũng đổ cho cúm

Không phải cứ nhức đầu, sổ mũi, sốt là bị cúm. Có những triệu chứng bệnh tương tự nhưng không phải cúm. Cách phân biệt các bệnh dễ nhầm lẫn với cúm ra...
14:30 - 11/02/2025
145 lượt xem

Ăn đu đủ, vì sao nên ăn cả hạt?

Đu đủ là loại trái cây bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Các dưỡng chất có lợi trong đu đủ không chỉ có trong phần thịt mà còn ở cả phần hạt. Tuy...
11:55 - 11/02/2025
216 lượt xem

Thực hư tin đồn Omicron có biến thể mới đáng lo ngại, nguy hiểm hơn Delta gấp 5 lần

Gần đây nhiều tin đồn lan truyền về một biến thể Omicron mới với khả năng gây tử vong cao gấp 5 lần Delta. Vậy thông tin này có cơ sở khoa học hay...
09:50 - 11/02/2025
255 lượt xem

Thực hư danh sách tác dụng phụ ghê gớm của vắc xin COVID-19 của Pfizer

Thông tin Pfizer vừa công bố danh sách tác dụng phụ vắc xin COVID-19 đang được lan truyền rộng rãi và gây lo lắng trong cộng đồng, nhưng thực hư ra...
16:01 - 10/02/2025
690 lượt xem