240
/
131578
Bắc Giang: Phấn đấu đến hết năm 2022 không còn hộ nghèo là người có công
bac-giang-phan-dau-den-het-nam-2022-khong-con-ho-ngheo-la-nguoi-co-cong
news

Bắc Giang: Phấn đấu đến hết năm 2022 không còn hộ nghèo là người có công

Thứ 3, 26/07/2022 | 10:00:00
3,015 lượt xem

Những năm qua, cùng với thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành, địa phương và nhân dân trong tỉnh đã huy động các nguồn lực chăm lo đời sống người có công (NCC), gia đình chính sách. Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 (1947- 2022), phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn ông Nguyễn Tiến Cơi, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) về việc thực hiện chính sách “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh.

Xin ông cho biết những kết quả nổi bật trong công tác chăm sóc NCC, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh thời gian qua?

- Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đang quản lý hơn 159,8 nghìn hồ sơ NCC. Trong đó, số được hưởng trợ cấp hằng tháng gần 25,8 nghìn người; hơn 118,5 nghìn người được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), hơn 10 nghìn người được điều dưỡng, phục hồi sức khỏe hằng năm.

Ông Nguyễn Tiến Cơi trao quà từ nguồn tài trợ của Quỹ Thiện tâm cho thương binh nặng.

Đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, các cấp, ngành, địa phương đã huy động, đa dạng hoá các nguồn lực xã hội để thực hiện công tác chăm lo, nâng cao đời sống NCC với cách mạng. Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có 1.461 nhà tình nghĩa được xây dựng với tổng kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa hơn 36 tỷ đồng. 

Công tác tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sĩ; cải cách thủ tục hành chính, số hóa trong quản lý, lưu trữ hồ sơ NCC... được các cấp, ngành quan tâm thực hiện. Hướng tới dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, từ đầu năm đến nay, với các nguồn huy động, tỉnh đã tổ chức trao quà cho thương binh, bệnh binh có tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên với mức 15 triệu đồng/người; trao quà cho 22 Mẹ Việt nam Anh hùng, trị giá 5 triệu đồng/suất.

Đặc biệt, công tác rà soát, xử lý, giải quyết những vấn đề tồn đọng, bất cập do lịch sử để lại như: Xác nhận liệt sĩ, thương binh; chính sách ưu đãi đối với thanh niên xung phong, những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; chính sách ưu đãi về giáo dục - đào tạo... được quan tâm, giải quyết hiệu quả. 

Từ đầu năm 2022 đến nay, 45 trường hợp được cấp Bằng Tổ quốc ghi công, công nhận liệt sĩ; 22 trường hợp đã hoàn thiện hồ sơ, đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Các trường hợp có đủ cơ sở, điều kiện sẽ phấn đấu giải quyết trong năm 2022, không để hồ sơ tồn đọng. Đây được xem là kết quả nổi bật, thể hiện nỗ lực của ngành tri ân NCC.

Pháp lệnh số 02 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi NCC với cách mạng (có hiệu lực từ 1/7/2021) với nhiều điểm mới nhằm nâng cao chế độ ưu đãi và mở rộng số người hưởng đã được triển khai trên địa bàn tỉnh như thế nào, thưa ông?

- Từ ngày 1/7/2021, Pháp lệnh số 02 có hiệu lực thi hành với nhiều điểm mới: Đã chuẩn hóa các điều kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận NCC; bổ sung đối tượng NCC và thân nhân; quy định rõ hơn chế độ ưu đãi với NCC và thân nhân.

Tuy nhiên, quá trình triển khai trên địa bàn tỉnh vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Nghị định chưa quy định và hướng dẫn trường hợp đang hưởng chế độ thương binh nay đề nghị hưởng thêm chế độ bệnh binh, chế độ mất sức lao động thì thủ tục như thế nào và do cơ quan nào giải quyết. 

Người có công huyện Việt Yên được chăm sóc tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh.

Các trường hợp đang hưởng bệnh binh hoặc mất sức lao động nay đề nghị hưởng thêm chế độ thương binh nhưng trong hồ sơ thương binh chỉ có biên bản giám định kết luận tỷ lệ thương tật tạm thời. Khi đó, Sở LĐTBXH có được giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để giám định, kết luận tỷ lệ vĩnh viễn và được hưởng thêm chế độ thương binh hay không?

Việc giải quyết hồ sơ xác nhận NCC không còn lưu giữ giấy tờ gốc là vấn đề phức tạp, cần được tiến hành thận trọng. Phần lớn hồ sơ tồn đọng là các đối tượng hoạt động cách mạng thời chống Pháp, chống Mỹ, thủ tục không đầy đủ, không đủ nhân chứng, có những hồ sơ không có thông tin liên quan đến việc hy sinh hoặc bị thương của các đối tượng. 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn có trường hợp có tên trong danh sách quản lý liệt sĩ, có mộ trong nghĩa trang liệt sĩ của địa phương nhưng chưa được cấp Bằng Tổ quốc ghi công, khi hy sinh chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy báo tử. Thân nhân của đối tượng hiện nay hầu hết ở thế hệ cháu, chắt, không có đủ tư liệu, thông tin để cung cấp theo quy định nên rất khó có căn cứ giải quyết.

Ngoài ra, có những đối tượng hoàn cảnh khó khăn nhưng chưa được hưởng chế độ như: Đối tượng gián tiếp bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 81%, thậm chí có gia đình có tới ba người con bị ảnh hưởng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp theo mức có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, đến nay bị bệnh nặng hơn nhưng chưa có quy định để giám định tình trạng bệnh.

Xin ông cho biết những kết quả trong xóa hộ nghèo thuộc diện NCC của tỉnh?

Năm 2019, tỉnh Bắc Giang đặt ra mục tiêu xóa nghèo cho hộ NCC trên địa bàn. Qua rà soát, toàn tỉnh còn 125 hộ có thành viên đang hưởng chính sách ưu đãi NCC thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở 7 huyện gồm: Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, Lục Nam, Tân Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa. Nguyên nhân nghèo của các hộ do không có sức lao động, nhiều người phụ thuộc, đau ốm dài ngày với chi phí điều trị tốn kém; thiếu vốn, kinh nghiệm sản xuất dẫn đến thu nhập thấp, không ổn định.

Bằng các hình thức thiết thực như: Hỗ trợ kinh phí xây mới, sửa chữa nhà ở; tặng quà, trợ cấp khó khăn về đời sống; giúp vốn phát triển sản xuất..., kết thúc năm 2019, toàn bộ số hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện NCC trong tỉnh đã vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, theo chuẩn nghèo mới của giai đoạn 2021-2025, tỉnh phát sinh 180 hộ NCC thuộc diện nghèo, cận nghèo, tập trung chủ yếu ở huyện Sơn Động. Sở LĐTBXH đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện hỗ trợ để cơ bản không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo NCC trong năm 2022.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã hỗ trợ được 49 hộ (13 hộ nghèo và 36 hộ cận nghèo) với tổng kinh phí gần 700 triệu đồng. Nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương xây dựng phương án hỗ trợ cụ thể theo tiêu chí thiếu hụt; có cơ chế chính sách phù hợp, vận động các nguồn xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho NCC thoát nghèo bền vững.

Ngành lao động, thương binh và xã hội nghiên cứu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền tỉnh những giải pháp chủ yếu nào để nâng cao hơn nữa đời sống NCC trong tỉnh trong thời gian tới, thưa ông?

Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và NCC không chỉ phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc mà còn củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân với Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, chính trị, phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc NCC và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” là tình cảm, trách nhiệm cao cả của các cấp, ngành, cả hệ thống chính trị.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách, nâng cao đời sống NCC trong tỉnh, ngành LĐTBXH nỗ lực tham mưu, tập trung chỉ đạo thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi NCC; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò của công tác NCC với cách mạng.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách, nâng cao đời sống NCC trong tỉnh, ngành LĐTBXH nỗ lực tham mưu, tập trung chỉ đạo thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi NCC; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò của công tác NCC với cách mạng. 

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, thực hiện hiệu quả các hoạt động tình nghĩa, khuyến khích, tạo điều kiện để các đối tượng chính sách tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống; quan tâm biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến làm tốt phong trào và NCC tiêu biểu trong sản xuất, học tập và công tác.

Huy động, bố trí nguồn lực duy tu, sửa chữa, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh, nhất là những nơi sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết các vấn đề liên quan để bảo đảm quyền lợi của NCC.

Theo Kim Hiếu - Đỗ Quyên/BGĐT (thực hiện)

http://baobacgiang.com.vn/bg/xa-hoi/388025/bac-giang-phan-dau-den-het-nam-2022-khong-con-ho-ngheo-la-nguoi-co-cong.html

  • Từ khóa

Giảm số vụ và thiệt hại về cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Ngày 3/2, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) cho biết: Trong 9 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, số vụ cháy giảm cả 3 tiêu chí...
07:15 - 04/02/2025
23 lượt xem

Đồng Nai: Người lao động trở lại làm việc trong ngày đầu năm đạt tỷ lệ cao

Tại các doanh nghiệp có số lượng người lao động lớn, hầu hết người lao động quay trở lại làm việc đạt tỷ lệ cao.
15:42 - 03/02/2025
395 lượt xem

Nhận lại tài sản 400 triệu đồng sau hơn 1 giờ đánh rơi

Sau hơn 1 giờ nhận được tin báo, Công an xã Phước Hậu, H.Ninh Phước (Ninh Thuận) tìm và trao trả lại chiếc túi màu đen, bên trong có tiền mặt và nữ trang...
14:56 - 03/02/2025
431 lượt xem

Ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ Tết, nhiều phố Hà Nội ùn tắc

Trong ngày đầu tuần cũng là ngày trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, nhiều tuyến đường ở Hà Nội đã rơi vào tình trạng ùn tắc
12:47 - 03/02/2025
479 lượt xem

Nhiều người du xuân bằng metro số 1, doanh thu tàu khoảng 1,3 tỉ mỗi ngày

Tết Nguyên đán là dịp người dân sum vầy, đi chúc Tết, du xuân. Nếu như trước đây có xe máy, xe hơi du xuân thì năm nay có thêm metro số 1 - lựa chọn mới...
10:57 - 03/02/2025
518 lượt xem