16
/
176034
Lao động nước ngoài di chuyển nội bộ như thế nào?
lao-dong-nuoc-ngoai-di-chuyen-noi-bo-nhu-the-nao
news

Lao động nước ngoài di chuyển nội bộ như thế nào?

Thứ 6, 07/02/2025 | 14:18:00
156 lượt xem

BGTV - Công ty chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc mới thành lập tại Việt Nam. Đợt tới, Công ty mẹ có cử một số người lao động từ Công ty mẹ sang làm việc tại Việt Nam. Vậy chúng tôi có phải trả lương và đóng bảo hiểm cho những người lao động này không? Di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Về vấn đề này, phóng viên chương trình đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đinh Trọng Khôi - Công ty Luật TNHH Prolaf ( Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang): 

Luật sư Đinh Trọng Khôi

P/V:Theo quy định, chúng tôi có bắt buộc phải trả lương và đóng bảo hiểm cho những người lao động này không?

Ls Đinh Trọng Khôi: Câu hỏi của bạn có 2 vế, về lương và bảo hiểm đối với người lao động nước ngoài được Công ty mẹ cử đến Việt Nam làm việc.

Đầu tiên là về vấn đề lương. Việc người lao động từ Công ty mẹ sang Công ty con làm việc có 2 hình thức: 

- Thứ nhất: họ sang với vai trò là nhân sự của Công ty mẹ để cung cấp dịch vụ - ví dụ như lắp đặt máy móc thiết bị, hỗ trợ chuyển giao công nghệ … Rõ ràng, trong trường hợp này, không phát sinh quan hệ lao động, nên Công ty bạn sẽ không phải trả lương, mà thay vào đó, Công ty bạn sẽ phải trả phí dịch vụ theo Hợp đồng dịch vụ cho Công ty mẹ.

- Thứ hai, người nước ngoài được Công ty mẹ cử sang với vai trò người quản lý, điều hành hoặc chuyên gia lao động kỹ thuật, làm việc trực tiếp tại Việt Nam, thì lúc này việc trả lương cho nhân sự này sẽ theo thỏa thuận của 2 bên Công ty, nhưng về cơ bản các trường hợp tôi đã gặp thì họ sẽ được nhận 1 phần lương từ Công ty mẹ và một phần lương từ Công ty ở Việt Nam.

Nội dung thứ 2, bạn hỏi về bảo hiểm, đương nhiên với trường hợp sang cung cấp dịch vụ thì không có quan hệ lao động và từ đó sẽ không phát sinh trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội

Còn đối với trường hợp sang làm việc với vai trò là người lao động, được hưởng lương thì phía Công ty bạn sẽ phát sinh trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho những lao động này, trừ trường hợp là lao động di chuyển nội bộ theo Nghị định 143/2018 và Nghị định 152/2020 của Chính phủ, hướng dẫn về bảo hiểm xã hội bắt buộc với người lao động là công dân nước ngoài.

P/V: Luật sư có thể giải thích thêm thế nào là di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp không? Là người lao động cử từ Công ty mẹ sang làm việc ở Việt Nam có được coi là di chuyển nội bộ hay không?

Ls Đinh Trọng Khôi: Không phải trường hợp nào người lao động luân chuyển công tác từ Công ty mẹ sang Công ty con ở Việt Nam cũng được coi là di chuyển chuyển nội bộ.

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài thì điều kiện để được xác định là người lao động nước ngoài di chuyển chuyển nội bộ:

- Thứ nhất, đó phải là lao động của một doanh nghiệp nước ngoài, có hiện diện thương mại ở Việt Nam. Hiện diện thương mại ở đây có thể được hiểu là Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy đối với điều kiện này, Công ty bạn chính là hiện diện thương mại của Công ty mẹ ở Việt Nam.

- Thứ 2, về vị trí công việc, lao động di chuyển nội bộ chỉ áp dụng đối với một số vị trí nhất định, bao gồm gồm nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật. Các đối tượng này cũng có tiêu chuẩn cụ thể như sau:

+ Với người quản lý chỉ bao gồm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, có thể hiểu nôm na là chỉ áp dụng với Giám đốc và Phó giám đốc Công ty

+ Chuyên gia là người có ít nhất 3 năm kinh nghiệm đối với người có bằng đại học hoặc nếu không có bằng đại học thì phải có chứng chỉ hành nghề và 5 năm kinh nghiệm đối với vị trí tương đương

+ Với lao động kỹ thuật cũng yêu cầu được đào tạo ít nhất 1 năm và có 3 năm kinh nghiệm, còn đối với những lao động không thông qua thời gian đào tạo tối thiểu 12 tháng thì phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.

Các giấy tờ chứng minh năng lực kinh nghiệm của các đối tượng này sẽ được thực hiện khi bạn làm thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Do bạn không nói rõ vị trí công việc và kinh nghiệm của những lao động này ra sao, nên tôi chưa có thông tin để kết luận trường hợp của bạn có thuộc các vị trí công việc này không

- Thứ ba, về thời gian làm việc ở công ty mẹ phải đảm bảo tối thiểu 12 tháng, những người giao kết hợp đồng lao động với công ty mẹ dưới 12 tháng sẽ không đáp ứng được tiêu chí này.

Xin cảm ơn Luật sư!

Duy Phách

  • Từ khóa

Bắt nghi phạm giết mẹ đẻ 75 tuổi rồi tự sát bất thành

Do mâu thuẫn trong sinh hoạt gia đình, nghi phạm Giàng Văn Viện đã giết mẹ đẻ 75 tuổi rồi tự sát bất thành.
16:30 - 07/02/2025
93 lượt xem

Gần 180 người Việt được trao trả từ Campuchia: Nhiều người lừa đảo qua app tình yêu, đánh bạc

Ngày 7-2, Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh cho biết vừa phối hợp với Công an tỉnh hoàn tất tiếp nhận, xác minh thông tin 177 người Việt Nam được trao trả...
13:54 - 07/02/2025
215 lượt xem

Bắt tạm giam ông Bùi Ngọc Dũng ở Quảng Nam trốn thuế hơn 20 tỉ đồng

Người đàn ông ở tỉnh Quảng Nam thu mua gỗ keo bán lại cho các công ty với số tiền hơn 1.300 tỉ đồng nhưng tìm cách trốn thuế.
12:50 - 07/02/2025
205 lượt xem

Vụ khách đặt phòng qua mạng bị lừa hơn 1 tỉ đồng: Công an vào cuộc

Công an TP Hải Phòng đang xác minh, điều tra vụ một người phụ nữ trình báo bị lừa hơn 1 tỉ đồng khi đặt phòng nghỉ tại một khu du lịch ở tỉnh Ninh...
10:24 - 07/02/2025
260 lượt xem

TP.HCM: Bắt người nước ngoài 'ảo thuật' trộm cắp tài sản ở cửa hàng cầu lông

Chỉ bằng vài động tác 'ảo thuật che tiền', người đàn ông nước ngoài đã trộm cắp 20 triệu đồng tại cửa hàng cầu lông ở TP.HCM.
07:46 - 07/02/2025
294 lượt xem