4
/
119406
Vào mùa mua sắm cuối năm
vao-mua-mua-sam-cuoi-nam
news

Vào mùa mua sắm cuối năm

Chủ nhật, 07/11/2021 | 09:41:54
1,636 lượt xem

Bước vào tháng 11, thị trường mua sắm ở TP.HCM bắt đầu sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá được nhà kinh doanh, nhà bán lẻ tung ra nhằm thúc đẩy sức mua.

Vào mùa mua sắm cuối năm - Ảnh 1.

Sức mua của người dân bắt đầu tăng dần sau thời gian giãn cách xã hội - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến chân dung người tiêu dùng cũng khác đi, với sức mua được dự báo khó bùng nổ như mọi năm buộc nhà kinh doanh phải linh hoạt hơn.

Khuyến mãi đồng loạt kéo sức mua

Theo ghi nhận của chúng tôi, các hệ thống bán lẻ lớn trên địa bàn TP vừa đồng loạt tung ra nhiều chương trình khuyến mãi sau một thời gian tập trung nguồn lực vào phục hồi hoạt động vận hành sau dịch.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng, giám đốc khối vận hành hoạt động Co.opmart, cho biết từ đây đến ngày 22-11, gần 1.000 điểm bán trên cả nước trực thuộc Saigon Co.op đồng loạt tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng điểm thưởng, hoàn tiền mua sắm, tổ chức tặng quà cho công nhân… Trong đó có đến 11.000 sản phẩm nhu yếu giảm giá đến 47%, chưa kể chương trình siêu ưu đãi giảm hơn 50% cho các loại sữa, dầu ăn, nước ngọt, dụng cụ nhà bếp vào những ngày cuối tuần…

"Bên cạnh việc giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, chúng tôi cũng tổ chức tặng điểm thưởng cao, hoàn tiền khi mua sắm, kết hợp nhãn hàng tặng quà, tăng dịch vụ online, các hình thức thanh toán không tiền mặt để tăng thêm trải nghiệm tiện ích cho khách", ông Thắng cho biết thêm.

Tương tự, hàng trăm mặt hàng thực phẩm, trái cây, tiêu dùng nhanh... cũng được Lotte Việt Nam giảm giá mạnh. Đại diện hệ thống này cho hay tâm lý người tiêu dùng có phần dè dặt khi mua sắm ở cửa hàng trong khi thu nhập của nhiều gia đình cũng bị tổn thương sau thời gian dài giãn cách, vì vậy các chương trình khuyến mãi không dàn trải mà tập trung vào nhóm hàng thiết yếu nhằm chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng lúc này.

Đại diện hệ thống siêu thị GO!, Big C cho biết vừa triển khai chương trình "Lễ hội ưu đãi" kéo dài đến ngày 17-11, giảm giá đến 49% đối với hàng ngàn sản phẩm, kèm nhiều quà tặng. Đây là một trong những chương trình khuyến mãi lớn trong năm của hệ thống nhằm tạo điều kiện để người tiêu dùng thuận tiện mua sắm với giá ưu đãi, qua đó dần trở lại cuộc sống bình thường sau đại dịch COVID-19.

Mùa kinh doanh đầy thách thức

Theo các chuyên gia, mùa mua sắm cuối năm nay sẽ có rất nhiều thách thức cho các nhà kinh doanh sau một thời gian dài giãn cách. Nhiều hành vi tiêu dùng, khả năng chi trả của người mua đã thay đổi nhưng những doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó nắm bắt để có những điều chỉnh phù hợp.

Bà Nguyễn Phương Nga, đại diện Kantar Việt Nam, cho rằng trải qua dịch bệnh, người dân lo lắng đến công việc nên ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm. Người tiêu dùng vẫn sẽ ăn tết nhưng bữa cơm gia đình sẽ có quy mô nhỏ hơn, những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến cách trữ thực phẩm, đồ uống ngày tết cũng như cách mua sắm cuối năm cho cao điểm tết.

"Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy chân dung người tiêu dùng thay đổi rất nhiều. Người tiêu dùng sẽ ưu tiên giá cả và chú trọng chất lượng tương xứng. Ngay cả cách thức mua sắm quà tặng cũng khác. 40% lựa chọn tặng quà giao đến nhà người nhận. Người tiêu dùng cũng không muốn đi đến cửa hàng hay đi tặng quà nhau", bà Nga phân tích.

Các chuyên gia cũng nhận định người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho tết truyền thống sớm hơn thường lệ, có thể bắt đầu từ cuối tháng 11, đầu tháng 12 vì nỗi lo dịch bệnh trở lại, lo ngại thiếu hụt hàng hóa hay giao hàng gián đoạn. Trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô hay hoa trái sẽ được mua vào khoảng thời gian cận tết hơn.

Theo ông Phạm Hồng Sơn, giám đốc Unilever toàn cầu Gro 24/7, nhiều nhà bán lẻ vẫn đánh giá mùa tết có thể chiếm đến 40% doanh số cả năm. Vì vậy, câu chuyện dự báo nhu cầu, điểm rơi rất quan trọng. "Khả năng dự báo quyết định lớn nhưng trong thời điểm COVID-19 rất khó làm được điều này. Doanh nghiệp nào linh hoạt trong đọc thị trường và đáp ứng nhu cầu của người mua vẫn có cơ hội thắng thế", ông Sơn nói.

Chi tiêu bắt đầu tăng

Theo thống kê của nhà cung ứng Payoo, từ ngày 1-10 đến nay, các ngành bán lẻ đã có sự hồi phục khả quan, tiêu biểu là nhóm siêu thị, trung tâm thương mại có doanh số đạt trung bình 90% so với thời điểm trước giãn cách, trong đó nhóm cửa hàng tiện ích và siêu thị tăng trưởng đến 150%. Với lĩnh vực điện thoại - điện máy, hệ thống ghi nhận sự hồi phục nhanh chóng ở nhóm cửa hàng nhỏ lẻ với mức độ tăng trưởng gần gấp đôi, trong khi các chuỗi cửa hàng điện máy lớn chỉ đạt 70 - 90% so với trung bình tháng 4 và 5.

Theo N.Bình/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/vao-mua-mua-sam-cuoi-nam-20211107080031677.htm

  • Từ khóa

Nhiều quy định mới nghiêm ngặt hơn, hàng nông sản xuất khẩu EU vướng thêm rào cản

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, Liên minh châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm và bền vững.
16:42 - 07/02/2025
35 lượt xem

Chưa hết 'mùng', nhiều doanh nghiệp tăng tốc sản xuất

Ngay sau Tết, nhiều doanh nghiệp tăng tốc sản xuất để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu, kỳ vọng một năm kinh doanh khởi sắc.
14:28 - 07/02/2025
83 lượt xem

Xuất khẩu thuỷ sản khả quan trong tháng đầu năm

Trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024, đây là một kết quả khả...
11:32 - 07/02/2025
171 lượt xem

Sức mua đang ấm dần

Trong tuần đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ tết, đường sá ở TP.HCM vẫn còn thông thoáng; nhiều cửa hàng, quán ăn chưa mở lại. Dù vậy, sức mua đang ấm...
09:53 - 07/02/2025
222 lượt xem

Mở rộng thị trường, giữ vững tăng trưởng xuất khẩu gạo

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 23% về giá trị so với năm 2023....
08:06 - 07/02/2025
234 lượt xem