4
/
128116
Bay quốc tế không như kỳ vọng, hàng không đối mặt khó khăn tài chính
bay-quoc-te-khong-nhu-ky-vong-hang-khong-doi-mat-kho-khan-tai-chinh
news

Bay quốc tế không như kỳ vọng, hàng không đối mặt khó khăn tài chính

Thứ 7, 21/05/2022 | 13:23:00
3,040 lượt xem

Cục Hàng không Việt Nam dự kiến đến hết năm 2022, sản lượng vận chuyển hành khách quốc tế giảm 72-80% so với năm 2019. Hãng bay lo lắng khi giá nhiên liệu tăng cao dẫn đến nguy cơ thu không đủ bù chi.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết theo báo cáo của các hãng hàng không, hiện nay, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng khoảng 30%-42% tổng chi phí chuyến bay của các hãng hàng không. Lãnh đạo một hãng hàng không thừa nhận hiện giá nhiên liệu tăng cao mang lại nhiều bất lợi cho toàn ngành giao thông vận tải nói chung khi đang trên đà phục hồi sau dịch Covid-19.

Bay quốc tế không như kỳ vọng, hàng không đối mặt khó khăn tài chính - Ảnh 1.


So với giai đoạn "đóng băng" vừa qua thì bay quốc tế đã tăng trưởng khá mạnh song vẫn còn rất xa mới đạt được như trước dịch Covid-19. Ảnh: Nhà ga quốc tế sân bay Nội Bài

"Nếu giá nhiên liệu tiếp tục duy trì hoặc tăng lên thì doanh thu của hãng cũng như các hãng hàng không khác sẽ không bù đắp được chi phí nhiên liệu bay, chưa nói đến các định phí khác. Điều này sẽ một lần nữa làm nặng thêm đôi cánh bay của các hãng hàng không Việt Nam và quốc tế trong giai đoạn ngành du lịch và hàng không chỉ vừa chuẩn bị các bước tiến phục hồi chậm chạp đầu năm 2022"- đại diện hãng bay này đánh giá.

Theo tính toán sơ bộ của hãng bay này, nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD/thùng cho cả năm 2022, chi phí ước tính sẽ tăng thêm 5.700 tỉ đồng; nếu lên khoảng 160 USD/thùng, chi phí sẽ tăng thêm đến 9.120 tỉ đồng, làm trầm trọng hơn mức lỗ dự kiến trong năm 2022.

Nếu giá nhiên liệu tiếp tục "leo đỉnh" trong thời gian tới sẽ đẩy các hãng hàng không vào tình trạng đặc biệt khó khăn, trong khi, chiến sự căng thẳng tại Nga-Ukraine vẫn đang tiếp diễn cũng gây ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện và tiêu cực tới kinh tế.

Bên cạnh đó, nhiều hãng bay phải thay đổi lộ trình tránh không phận 2 nước này để đảm bảo an toàn khai thác, làm tốn thêm khoảng cách, thời gian và tiền bạc.

Cụ thể, theo tính toán từ Cục Hàng không Việt Nam, các chuyến bay đi/đến châu Âu phải thay đổi đường bay tránh Nga qua Trung Quốc, Kazakhstan hoặc qua Bắc Phi. Thời gian bay dự kiến tăng thêm từ 60 phút chuyến bay đến 120 phút/chuyến bay, kéo theo chi phí phát sinh từ khoảng 10.600 USD/chuyến bay đến 21.200 USD/chuyến bay. Các chuyến bay đi/đến Mỹ phải điều chỉnh đường bay tránh không phận Nga kéo dài thời gian bay từ 20-30 phút/chuyến bay, phát sinh thêm từ 5.000-10.000 USD/chuyến tùy theo từng giai đoạn.

Thêm vào đó, một lượng lớn khách du lịch từ thị trường Nga hay châu Âu, Mỹ đến Việt Nam cũng bị sụt giảm do các chi phí nội tại trong nước bị đẩy giá, đã ảnh hưởng tới túi tiền và làm đảo lộn kế hoạch đến nước ta.

Theo dự kiến của Cục Hàng không Việt Nam, đến hết năm 2022, thị trường quốc tế sẽ cần một thời gian dài để phục hồi, sản lượng vận chuyển hành khách quốc tế giảm 72-80% so với năm 2019.

Do đó, hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không trong năm 2022 vẫn tiếp tục gặp khó khăn, nguy cơ âm vốn chủ sở hữu, cạn dòng tiền vẫn cận kề do tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận của các hãng hàng không chủ yếu đến từ thị trường vận chuyển quốc tế.

Để giảm thiểu thiệt hại, các hãng hàng không Việt đã và đang nghiên cứu, triển khai các phương án khai thác linh hoạt, thích ứng với tình hình thực tế để vừa có thể tiết kiệm chi phí, mặt khác giảm thiểu rủi ro, bảo toàn nguồn vốn.

Các hãng bay đề nghị Ngân hàng Nhà nước đẩy nhanh gói hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp hàng không vay với mức lãi suất 0% hoặc lãi suất ưu đãi với thời gian trả nợ dài hạn 3-5 năm; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm 2022, giảm thuế VAT xuống mức 5% để kích thích thị trường; điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu hàng không xuống 0% (hiện nay 7%); hỗ trợ giá dịch vụ hàng không...

Nhằm tiếp tục hỗ trợ các hãng hàng không vượt qua giai đoạn khó khăn, tạo tiền đề cho sự phục hồi và phát triển trong tương lai, trong văn bản mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục ban hành chính sách giảm 50% giá dịch vụ hạ cất cánh máy bay đối với các chuyến bay nội địa từ ngày 1-1-2022 đến hết ngày 31-12-2022 và áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá từ ngày 1-1-2022 đến hết ngày 31-12-2022.

Hiện các hãng hàng không vẫn đang nỗ lực tái cơ cấu, chủ động triển khai đồng bộ nhiều các giải pháp trong quản trị, điều hành để ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá nhiên liệu, hụt thu từ thị trường quốc tế nhằm bảo đảm thanh khoản và khả năng hoạt động liên tục.

Theo Dương Ngọc/ NLĐ

https://nld.com.vn/kinh-te/bay-quoc-te-khong-nhu-ky-vong-hang-khong-doi-mat-kho-khan-tai-chinh-20220520233859857.htm

  • Từ khóa

Các mốc tiến độ để khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cuối 2027

Từ 2025 giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ được tiến hành, song song với các thủ tục chuẩn bị về mặt đầu tư để kịp khởi công dự án đường sắt tốc độ cao...
16:25 - 04/02/2025
124 lượt xem

Bảo hiểm xe máy bắt buộc thu hơn 730 tỉ, bồi thường 28,5 tỉ

Tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự trong 11 tháng năm 2024 là 736,899 tỉ đồng,...
14:34 - 04/02/2025
162 lượt xem

Nhập khẩu cá tra: Hoa Kỳ liệu có 'soán ngôi' Trung Quốc?

Những năm trở lại đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra của Việt Nam, tiếp đến là Hoa Kỳ. Liệu thứ tự này có thay đổi trong năm...
12:39 - 04/02/2025
211 lượt xem

Thương mại điện tử bùng nổ, vì sao có đến 150.000 nhà bán rời sàn?

Tổng sản lượng tiêu thụ trên thương mại điện năm 2024 tăng mạnh 50,76% nhưng số lượng cửa hàng phát sinh đơn hàng lại giảm 20,25%.
10:14 - 04/02/2025
288 lượt xem

Sản xuất sớm, kỳ vọng xuất khẩu ‘thuận buồm xuôi gió’

Đơn hàng xuất khẩu năm 2025 khá tốt, vì vậy, 'bắt tay' ngay vào việc những ngày đầu, tháng đầu năm, doanh nghiệp kỳ vọng một năm ‘thuận buồm xuôi...
09:24 - 04/02/2025
285 lượt xem